bao-hiem-thuong-mai-la-gi-Mobile.jpg

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Bảo Hiểm Thương Mại Là Gì? Lợi Ích Và Phân Loại Bảo Hiểm Thương Mại

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Bảo Hiểm Thương Mại Là Gì? Lợi Ích Và Phân Loại Bảo Hiểm Thương Mại

Cập nhật: 28.02.2024   6 phút để đọc

Hiện nay, ngoài bảo hiểm xã hội thì có khá nhiều tổ chức, cá nhân cũng tham gia cả bảo hiểm thương mại. Vậy bảo hiểm thương mại là gì và có những ưu điểm gì thu hút nhiều người tham gia đến thế? Mời bạn cùng xem qua các đặc điểm của bảo hiểm thương mại qua bài viết dưới đây.

1. Bảo hiểm thương mại là gì?

Khi bạn bắt đầu tìm hiểu bảo hiểm thì việc hiểu được các thuật ngữ liên quan như bảo hiểm thương mại sẽ vô cùng cần thiết. Bảo hiểm thương mại có thể được gọi với tên tiếng Anh là Commercial Insurance với nguyên tắc hoạt động số đông bù số ít. Khi ký kết hợp đồng, bên bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc chi trả số tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nếu bên được bảo hiểm đóng phí đầy đủ. bao-hiem-thuong-mai-la-gi-01.jpg

Bảo hiểm thương mại là gì?

Bảo hiểm thương mại còn được hiểu là một hình thức bảo hiểm với mục đích chính là thu lợi nhuận. Những người tham gia phải đóng các khoản phí cố định theo định kỳ để có thể hưởng toàn bộ quyền lợi cũng như duy trì hợp đồng. Bảo hiểm thương mại sẽ phân phối thu nhập giữa những người tham gia đến người được bảo hiểm khi họ gặp rủi ro, tai nạn bất ngờ. Phân phối thu nhập trong bảo hiểm thương mại thường là phân phối không mang tính bồi hoàn.

Xem thêm: Tổng hợp tất cả các loại hình bảo hiểm phổ biến hiện nay

Dù bạn có tham gia đóng góp vào bảo hiểm thương mại nhưng nếu không thỏa mãn được những điều kiện để bồi thường hoặc chi trả thì việc phân phối sẽ không diễn ra cũng như không có sự bồi hoàn nào cho các khoản đã đóng.

2. Lợi ích của bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại có lợi ích khá lớn nên thu hút rất nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia. Vậy những lợi ích của bảo hiểm thương mại đối với từng đối tượng bảo hiểm là gì?

2.1 Đối với cá nhân

Khi cá nhân tham gia bảo hiểm thương mại gặp sự cố như bệnh tật, tai nạn,... thì sẽ được hỗ trợ tài chính để giải quyết các vấn đề tài chính như chi phí điều trị, viện phí,...

2.2 Đối với doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng có thể gặp phải những khó khăn, rủi ro. Khi đó, việc tham gia bảo hiểm thương mại sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính khi đối phó với những rủi ro này. Phương án này được xem là an toàn và thiết thực nhất cho các doanh nghiệp hiện nay ngay cả khi các sự cố xảy ra một cách đột ngột, bất ngờ.

Xem thêm: Bảo hiểm nhóm là gì?

bao-hiem-thuong-mai-la-gi-02.jpg

Bảo hiểm thương mại giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính

2.3 Đối với ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại cũng nhận được những lợi ích nhất định khi tham gia loại hình bảo hiểm này. Theo đó, bảo hiểm thương mại sẽ giúp các ngân hàng chủ động giải quyết các vấn đề tín dụng hơn khi làm việc với khách hàng.

Xem thêm: Bảo hiểm quốc tế là gì?

Lựa chọn tham gia bảo hiểm thương mại là phương pháp tối ưu để các ngân hàng có thể đảm bảo việc chi trả vốn cho doanh nghiệp khi chẳng may họ gặp các vấn đề phát sinh trong kinh doanh.

3. Các loại hình bảo hiểm thương mại hiện nay

Bảo hiểm thương mại trên thị trường được phân theo nhiều góc độ, phương thức và theo tùy theo nhu cầu của khách hàng. Hiện nay để phân biệt bảo hiểm thương mại rõ nhất, người ta sẽ phân theo đối tượng là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

3.1 Bảo hiểm về tài sản

Bảo hiểm tài sản có mục đích là bồi thường những tổn thất tài sản của người được bảo hiểm khi gặp phải sự cố, rủi ro như mất cắp, tai nạn giao thông, cháy nổ,...

Các quy định cụ thể của bảo hiểm tài sản trong bảo hiểm thương mại là:

  • Đối tượng được bảo hiểm là tài sản (ô tô, xe máy, nhà cửa, máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng hóa,...)
  • Thời hạn bảo hiểm thường kéo dài 1 năm và khách hàng có thể tái tục hợp đồng để tiếp tục hưởng quyền lợi bảo hiểm.
  • Khách hàng chỉ cần đóng phí 1 lần duy nhất.
  • Bảo hiểm tài sản không có đáo hạn hợp đồng.

Trong bảo hiểm tài sản còn được phân chia thành các loại bảo hiểm khác như:

  • Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại tài sản.
  • Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không.
  • Bảo hiểm hàng không.
  • Bảo hiểm xe cơ giới: bảo hiểm hai chiều, bảo hiểm dân sự,...
  • Bảo hiểm cháy nổ.
  • Bảo hiểm thân tàu.
  • Bảo hiểm trách nhiệm.
  • Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.
  • Bảo hiểm về các thiệt hại kinh doanh.
  • Bảo hiểm nông nghiệp.

bao-hiem-thuong-mai-la-gi-03.jpg

Bảo hiểm về tài sản là một hình thức bảo hiểm thương mại

3.2 Bảo hiểm về con người

Dù đây là một thuật ngữ phổ biến nhưng bạn đã có bao giờ tự hỏi bảo hiểm con người là gì? Trong bảo hiểm thương mại, bảo hiểm con người sẽ bao gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Đối tượng của loại bảo hiểm này chính là sức khỏe, thân thể, tính mạng của con người.

Các quy định cụ thể của bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại là:

  • Đối tượng bảo hiểm là các trường hợp người được bảo hiểm bị ốm đau, bệnh tật, hiểm nghèo, thương tật, cần chăm sóc sức khỏe.
  • Bảo hiểm sức khỏe có mục đích là chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tài chính cho người được bảo hiểm. Còn bảo hiểm nhân thọ thì dự phòng tài chính trước những rủi ro bất ngờ có liên quan đến chăm sóc sức khỏe, tích lũy, đầu tư cho tương lai.
  • Bảo hiểm sức khỏe có thời hạn thường là 1 năm và khách hàng có thể tái tục hàng năm. Bảo hiểm nhân thọ thì linh hoạt hơn, thời hạn có thể kéo dài 10 năm, 20 năm hoặc trọn đời.
  • Bảo hiểm sức khỏe không có đáo hạn hợp đồng trong khi đó người tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ nhận đáo hạn khi hợp đồng hết thời hạn hoặc khi có rủi ro kết thúc hợp đồng, dừng hợp đồng giữa chừng.

Hai loại bảo hiểm con người này cũng được chia thành nhiều loại khác nhau:

  • Bảo hiểm sức khỏe gồm: bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế (health insurance), bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.
  • Bảo hiểm nhân thọ gồm: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí.

bao-hiem-thuong-mai-la-gi-04.jpg

Con người là đối tượng của nhiều loại bảo hiểm

3.3 Bảo hiểm về trách nhiệm dân sự

Đối tượng mà bảo hiểm trách nhiệm dân sự hướng đến là trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường. Thông thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự cần được thực dưới hình thức bắt buộc.

Xem thêm: Bảo hiểm bắt buộc là gì?

Các quy định cụ thể của bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong bảo hiểm thương mại là:

  • Bảo hiểm thường có thời hạn 1 năm và khách hàng có thể lựa chọn tái tục hàng năm nếu muốn tiếp tục tham gia.
  • Khách hàng có thể đóng phí 1 lần khi mua hoặc đóng nhiều kỳ.
  • Hợp đồng không có đáo hạn.

Hiện nay các sản phẩm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể kế đến như:

  • Bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm dân sự xe máy.
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe.
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách.
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển.
  • Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển trên xe.
  • Bảo hiểm trách nhiệm đối với các sản phẩm và của chủ lao động đối với người lao động.

bao-hiem-thuong-mai-la-gi-05.jpg

Bảo hiểm về trách nhiệm dân sự

Xem thêm: Các loại bảo hiểm nên mua hiện nay

Vừa rồi là giải đáp câu hỏi bảo hiểm thương mại là gì và tổng hợp những thông tin mà bạn cần biết về bảo hiểm thương mại. Hy vọng bạn sẽ nắm rõ về loại bảo hiểm với đa dạng các sản phẩm bảo hiểm khác nhau này và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với mình.

Bài viết liên quan

text
slogan
Theo dõi Generali trên mạng xã hội
text
text
text
text
(*) Theo Báo cáo Phí Bảo hiểm trực tiếp năm 2023 từ ANIA Hiệp hội các công ty bảo hiểm quốc gia
text
PHONG CÁCH SỐNG NHƯ Ý
texttext
DMCA Protection Badge
© Bản quyền thuộc về Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam