KIẾN THỨC BẢO HIỂM
Việc nắm rõ những trường hợp không được hưởng bảo hiểm bảo hiểm thai sản là vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp các mẹ bầu đảm bảo được các quyền lợi của mình. Đồng thời hiểu rõ các điều kiện và hạn chế của bảo hiểm thai sản, từ đó có thể đưa ra quyết định và lựa chọn phù hợp về việc mua bảo hiểm. Cùng theo dõi bài viết sau đây để có được những thông tin hữu ích.
Căn cứ trên Luật BHXH 58/2014 và Quyết định 636/QĐ-BHXH và Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về chế độ Thai sản áp dụng từ 01/01/2016 về điều kiện hưởng chế độ thai sản
Đối tượng được hưởng bảo hiểm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Thời gian tham gia bảo hiểm:
+ Lao động nữ sinh con.
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
+ NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi.
Lưu ý: Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng, nghỉ việc trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu như đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Ngoài ra nếu trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà người lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai chết lưu hay phá thai bệnh lý hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai đều vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Dựa trên quy định điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản nêu trên, ta có thể suy ra những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản khi không đáp ứng đủ 1 trong 2 hoặc cả 2 điều kiện về đối tượng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp người lao động nữ thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản nhưng vẫn không được hưởng hoặc được hưởng không tối đa chế độ thai sản do vi phạm về thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Do đó cần chú ý các mốc thời gian sau:
Ví dụ: Nếu sinh con vào ngày 13/9/2022, thì thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 9/2021 đến tháng 8/2022. Để được hưởng chế độ thai sản người lao động cần đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian này.
Ví dụ: Nếu sinh con ngày 25/06/2023 và tháng 06/2023 có đóng bảo hiểm xã hội, lúc này thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 07/2022 đến tháng 6/2023.
Nếu trong thời gian có đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên sẽ được hưởng chế độ thai sản hoặc đóng từ đủ 03 tháng trở lên nhưng trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Cách 1: Tải ứng dụng VssID trên điện thoại di động bằng CH Play hoặc Appstore.
Sau đó đăng ký tài khoản theo như các thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. Khi đăng ký tài khoản thành công, bấm vào mục "Quản lý cá nhân", sau đó chọn "Thông tin hưởng", tiếp đó chọn mục "ODTS", số tiền hưởng bảo hiểm thai sản của bạn sẽ được hiển thị cụ thể.
Lưu ý, cách thức tra cứu này chỉ thực hiện khi hồ sơ thai sản đã được giải quyết.
Cách 2: Tra cứu trên trang của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ http://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx
Chọn mục "Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội" và điền các thông tin theo yêu cầu của trang chủ.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về điều kiện được hưởng chế độ thai sản cũng như những trường hợp không được hưởng bảo hiểm bảo hiểm thai sản quan trọng mà bạn cần biết.
Hy vọng thông qua bài viết này phần nào giải đáp các thắc mắc của bạn đọc và hỗ trợ các lao động nữ đã đang và sắp làm mẹ có thể đảm bảo được các quyền lợi thai sản cho mình. Đừng quên theo dõi và cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác từ Generali Việt Nam