Tính đến ngày 20/7/2022, WHO ghi nhận 14.533 ca bệnh đậu mùa khỉ ở 72 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. So với chỉ 3.040 ca bệnh ở 47 quốc gia và vùng lãnh thổ được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2022, đây là đậu mùa khỉ đã lây lan rất nhanh chóng và mạnh mẽ chỉ trong vòng 2 tháng. Và bệnh có khả năng tiếp tục bùng phát trong thời gian tới nếu chúng ta không chủ động đề phòng.
Hãy cùng Generali tìm hiểu 8 thông tin cần lưu ý về bệnh đậu mùa khỉ để chủ động phòng tránh nhằm bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân bạn nhé!
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ là căn bệnh gây ra bởi virus đậu mùa khỉ. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ động vật lây sang người. Nó cũng có thể lây từ người sang người.
Triệu chứng của đậu mùa khỉ
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự bệnh đậu mùa nhưng nhẹ hơn và ít khi diễn biến nặng. Một số triệu chứng dễ thấy gồm:
- Sốt cao
- Sưng hạch bạch huyết
- Đau đầu
- Ớn lạnh
- Đau mỏi cơ và đau lưng
- Kiệt sức
- Nổi các đốm phát ban giống mụn hoặc bọng nước trên mặt, trong khoang miệng, hoặc một số vùng cơ thể như tay, chân, ngực…
Các đốm phát ban này sẽ phát triển qua nhiều giai đoạn trước khi lành hoàn toàn. Đôi khi, người bệnh sẽ bị phát ban rồi mới xuất hiện các triệu chứng khác. Có người người chỉ bị phát ban. Bệnh này thường kéo dài trong 2-4 tuần.
Bệnh có thể diễn biến nặng không?
Phần lớn trường hợp, các triệu chứng bệnh sẽ tự biến mất sau một vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người, bệnh có thể trở nặng với nhiều biến chứng, thậm chí là dẫn đến tử vong. Các nhóm đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch.
Một số diễn biến nặng của bệnh có thể là nhiễm trùng da cấp độ 2, viêm phổi, đầu óc mơ hồ, và một số vấn đề về thị giác.
Bệnh lây từ người sang người như thế nào?
Bệnh có thể lây từ người sang người bằng nhiều con đường khác nhau, như: