tham-dinh-bao-hiem-la-gi-Mobile-1.jpg

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Thẩm Định Bảo Hiểm Là Gì? Quy Trình Thẩm Định Bảo Hiểm Ra Sao?

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Thẩm Định Bảo Hiểm Là Gì? Quy Trình Thẩm Định Bảo Hiểm Ra Sao?

Cập nhật: 01.03.2024   3 phút để đọc

Thuật ngữ thẩm định bảo hiểm là gì? Quy trình thẩm định bảo hiểm như thế nào, có nhiều giai đoạn hay không? Tất cả sẽ được Generali chia sẻ thông qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Thẩm định bảo hiểm là gì?

Thẩm định bảo hiểm hay Underwriting được hiểu là quá trình phân loại, đánh giá rủi ro của các công ty/đơn vị bảo hiểm.

tham-dinh-bao-hiem-la-gi-01.jpg

Định nghĩa thẩm định bảo hiểm là gì?

Các nhiệm vụ cơ bản khi thẩm định bảo hiểm bao gồm:

  • Xác định rủi ro
  • Đánh giá rủi ro đầy đủ và chính xác nhất
  • Ra quyết định (underwriting decision) chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu bảo hiểm

Thường thì mỗi công ty bảo hiểm sẽ có hướng dẫn thẩm định bảo hiểm (underwriting guidelines) cụ thể về tiêu chí cũng như quy trình. Điều này sẽ giúp khâu thẩm định diễn ra nhanh chóng hơn.

Xem thêm: Bảo hiểm là gì, tổng hợp thông tin bạn cần biết về bảo hiểm

2. Các bước thẩm định bảo hiểm

Có 5 bước cơ bản khi thẩm định bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm thường áp dụng, gồm:

Xác định rủi ro

Xác định rủi ro là bước đầu tiên và quan trọng khi thẩm định bảo hiểm. Việc xác định này tập trung vào các yếu tố có khả năng gia tăng tổn thất hoặc phát sinh, bao gồm Nguy cơ đạo đức (Moral hazard) và Nguy cơ vật chất (Physical hazard).

Xem thêm: Bản chất của bảo hiểm là gì?

Phân loại rủi ro

Sau bước xác định rủi ro, bộ phận thẩm định sẽ tiến hành xếp các đối tượng tham gia bảo hiểm vào những nhóm rủi ro thích hợp nhất. Nhóm rủi ro ở đây chính là nhóm các đối tượng có cùng mức độ rủi ro theo công ty bảo hiểm đánh giá. tham-dinh-bao-hiem-la-gi-02.jpg

Công ty bảo hiểm sẽ phân loại rủi ro dựa trên nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm

Xem thêm: Nguyên tắc bảo hiểm quan trọng bạn cần nắm khi mua bảo hiểm

Ở các công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ có 4 nhóm rủi ro chính như sau:

  • Nhóm rủi ro loại trừ (The Declined Risk)
  • Nhóm rủi ro ưu tiên (Preferred Risk)
  • Nhóm rủi ro dưới chuẩn (Substandard Class)
  • Nhóm rủi ro chuẩn (The Standard Class)

Việc phân loại theo từng nhóm rủi ro giúp công ty bảo hiểm hoạch định mức phí bảo hiểm cụ thể. Vì đối tượng tham gia nằm ở nhóm rủi ro khác nhau sẽ có mức phí không giống nhau. Bạn cần lưu ý rủi ro càng lớn thì mức phí bảo hiểm càng cao.

Xem thêm: Các loại rủi ro trong bảo hiểm người mua cần biết

Tính toán phí bảo hiểm và rủi ro tài chính

Nghiệp vụ tính toán phí bảo hiểm và rủi ro tài chính đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động của doanh nghiệp. Những vấn đề về tính phí bảo hiểm, hoạch định mức bồi thường dự kiến, xác định chi phí, doanh thu,... đều sẽ dựa trên cơ sở ước lượng rủi ro. Bên cạnh đó, việc này còn dựa trên những quy luật của xác suất thống kê.

Xem thêm: Phí bảo hiểm để làm gì và cách tính phí bảo hiểm ra sao?

Giải quyết quyền lợi bảo hiểm

Khi có yêu cầu bồi thường bảo hiểm của khách hàng, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế. Sau đó, công ty bảo hiểm bắt đầu tính toán các chi phí và cuối cùng thực hiện việc chi trả quyền lợi bảo hiểm dựa trên hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. tham-dinh-bao-hiem-la-gi-03.jpg

Giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng

Đền bù bảo hiểm

Việc đền bù bảo hiểm nên thực hiện nhanh chóng nhưng cũng cần sự chính xác để đảm bảo vai trò của bảo hiểm với khách hàng và quyền lợi vốn có của khách hàng.

Xem thêm: Những quyền lợi được bảo hiểm là gì?

Thế là Generali đã chia sẻ đến bạn toàn bộ các thông tin về thẩm định bảo hiểm là gì, chi tiết quy trình thẩm định. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hoặc lựa chọn các gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ thì có thể liên hệ với Generali qua hotline 1900 96 96 75. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách cụ thể và nhanh chóng nhất!

Bài viết liên quan

text
slogan
Theo dõi Generali trên mạng xã hội
text
text
text
text
(*) Theo Báo cáo Phí Bảo hiểm trực tiếp năm 2022 từ ANIA Hiệp hội các công ty bảo hiểm quốc gia
text
PHONG CÁCH SỐNG NHƯ Ý
texttext
DMCA Protection Badge
© Bản quyền thuộc về Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam