hop-dong-bao-hiem-la-gi-Mobile-1.jpg

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Hợp Đồng Bảo Hiểm Là Gì? Hợp Đồng Bảo Hiểm Có Đặc Trưng Gì?

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Hợp Đồng Bảo Hiểm Là Gì? Hợp Đồng Bảo Hiểm Có Đặc Trưng Gì?

08.07.2021   8 phút để đọc

Hợp đồng bảo hiểm là yếu tố quan trọng không thể thiếu mà bạn cần phải chú trọng để bảo vệ quyền lợi của bản thân khi mua bảo hiểm. Hãy cùng Generali Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn để hiểu chính xác hợp đồng bảo hiểm là gì và các đặc trưng của loại hợp đồng này qua bài viết sau!

1. Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Hợp đồng bảo hiểm là các thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và bên cung cấp bảo hiểm. Nội dung trong hợp đồng đều được sự đồng ý và nhất trí của cả hai bên, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người mua lẫn doanh nghiệp bảo hiểm.

Xem thêm: Bạn đã biết đại lý bảo hiểm là gì chưa?

hop-dong-bao-hiem-la-gi-1.jpg

Hợp đồng bảo hiểm là thỏa thuận giữa bên mua và bên cung cấp bảo hiểm

Theo định nghĩa hợp đồng bảo hiểm là gì, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo quy định. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền hoặc bồi thường cho người thụ hưởng, người được bảo hiểm.

Xem thêm: Tìm hiểu bên mua bảo hiểm là gì

Các loại hợp đồng bảo hiểm gồm:

  • Hợp đồng bảo hiểm con người;
  • Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
  • Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

2. 4 đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm

2.1 Hợp đồng bảo hiểm mang tính may rủi

Mối quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm mang tính chuyển dịch rủi ro. Sự chuyển dịch này chuyển từ người mua bảo hiểm sang bên nhận bảo hiểm. Nhờ các mối quan hệ bảo hiểm, bên mua bảo hiểm được đảm bảo về sự an toàn, kinh tế trong các trường hợp xuất hiện rủi ro về sức khỏe, tính mạng, tài sản.

Xem thêm: Hiểu đúng về sự cần thiết của bảo hiểm với kinh tế và xã hội

2.2 Hợp đồng bảo hiểm theo mẫu cố định

Các điều khoản có trong hợp đồng bảo hiểm được cơ quan pháp luật hoặc doanh nghiệp bảo hiểm quy định theo mẫu cố định. Bên mua bảo hiểm không có quyền đàm phán, sửa đổi các điều khoản này. hop-dong-bao-hiem-la-gi-2.jpg

Bên mua bảo hiểm không có quyền đàm phán, sửa đổi điều khoản trong hợp đồng

Khi ký vào hợp đồng bảo hiểm đồng nghĩa với việc bên mua đồng ý các điều kiện thỏa thuận mà bên cung cấp bảo hiểm quy định. Bên mua bảo hiểm có quyền từ chối, không ký hợp đồng này.

Mẫu hợp đồng bảo hiểm bắt buộc sẽ do pháp luật quy định về các điều khoản như điều kiện bảo hiểm, mức phí… Hợp đồng này mang tính bắt buộc với các chủ thể theo quy định, hướng đến mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, trật tự an toàn xã hội.

Trong khi đó, các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm tự nguyện sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra. Việc tham gia bảo hiểm này mang tính chất tự nguyện, do người mua bảo hiểm quyết định có tham gia hay không. hop-dong-bao-hiem-la-gi-3.jpg

Bên mua bảo hiểm tự nguyện quyết định mình có tham gia hay không

2.3 Hợp đồng bảo hiểm có tính chất song vụ

Điều này có nghĩa là: Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm đều có nghĩa vụ đối với nhau. Việc thực hiện nghĩa vụ này là trách nhiệm của các bên tham gia, nghĩa vụ của bên này chính là quyền lợi của bên kia và ngược lại. Cụ thể:

Quyền lợi và nghĩa vụ của bên được bảo hiểm:

  • Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích chi tiết, đầy đủ về các điều khoản có trong hợp đồng;
  • Yêu cầu được giữ bí mật các thông tin đã cung cấp;
  • Được cấp hợp đồng bảo hiểm đã giao kết;
  • Được bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra theo thoả thuận;
  • Đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp;
  • Chuyển nhượng hợp đồng theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin yêu cầu cho việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
  • Khi có sự thay đổi liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm thì phải thông báo với doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Nộp phí bảo hiểm đầy đủ;
  • Thông báo sự kiện bảo hiểm xảy ra cho doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất.

Xem thêm: FYP trong bảo hiểm là gì? hop-dong-bao-hiem-la-gi-4.jpg

Tham gia bảo hiểm là một cách để bảo vệ và tiết kiệm tài chính trước các rủi ro

Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:

  • Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận đã ký trong hợp đồng;
  • Yêu cầu bên được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đầy đủ, chính xác, trung thực;
  • Đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp;
  • Từ chối bồi thường khi có sự kiện xảy ra nhưng không nằm trong phạm vi trách nhiệm;
  • Yêu cầu bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất.
  • Giải thích rõ các điều khoản, quyền và nghĩa vụ cho bên mua.
  • Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi ký hợp đồng cho bên mua;
  • Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp phải trả tiền hoặc bồi thường kịp thời cho bên được bảo hiểm;
  • Khi từ chối trả tiền hoặc bồi thường: Phải giải thích rõ cho bên được bảo hiểm lý do tại sao bằng văn bản;
  • Phối hợp với bên mua để giải quyết yêu cầu bồi thường của người thứ ba khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra;
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm là gì?

2.4 Không xác định tính đền bù trong hợp đồng tại thời điểm giao kết trừ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết và có hiệu lực, các quan hệ bảo hiểm sẽ được hình thành. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Xem thêm: Tìm hiểu khái niệm bảo hiểm hop-dong-bao-hiem-la-gi-5.jpg

Tiết kiệm tài chính mỗi ngày với việc tham gia bảo hiểm

Sự kiện bảo hiểm hay các rủi ro mà bên mua bảo hiểm có thể gặp phải là giả thiết nằm ở tương lai, mang tính khách quan. Không ai có thể đảm bảo rằng đó là sự kiện hay rủi ro gì, xảy ra khi nào, ở đâu, mức độ tổn thất là bao nhiêu…

Xem thêm: Sự kiện bảo hiểm là gì?

Khi sự kiện này xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền, bồi thường cho bên được bảo hiểm theo Điều 571 Bộ luật dân sự 2005. Do đó, có thể hiểu rằng, mua bảo hiểm là để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn trước khi nó xảy ra. Khi rủi ro xảy đến, bạn sẽ được bảo hiểm đền bù một khoảng tương xứng, giúp khắc phục tổn thất.

Tuy nhiên, thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm cũng không thể dám chắc được. Bảo hiểm nhân thọ không chỉ đơn thuần là chuyển giao rủi ro mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy tài chính, đầu tư… của khách hàng.

Xem thêm: Tổng hợp tất cả các loại bảo hiểm phổ biến hiện nay

Đến đây, bạn đã thực sự hiểu hợp đồng bảo hiểm là gì và nắm được các đặc trưng của nó rồi phải không? Mua bảo hiểm chính là một cách để tiết kiệm, bảo vệ, phòng ngừa rủi ro cho chính mình và những người thân yêu. Hãy mua bảo hiểm sớm nhất khi có thể!

Bài viết liên quan

text
slogan
Theo dõi Generali trên mạng xã hội
text
text
text
text
(*) Theo Báo cáo Phí Bảo hiểm trực tiếp năm 2022 từ ANIA Hiệp hội các công ty bảo hiểm quốc gia
text
PHONG CÁCH SỐNG NHƯ Ý
texttext
DMCA Protection Badge
© Bản quyền thuộc về Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam