ben-mua-bao-hiem-la-gi-Mobile.jpg

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Bên mua bảo hiểm là gì? Các quyền lợi bên mua bảo hiểm được hưởng

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Bên mua bảo hiểm là gì? Các quyền lợi bên mua bảo hiểm được hưởng

26.08.2021   4 phút để đọc

Bảo hiểm có nhiều thuật ngữ khác nhau mà người mua cần phải nắm rõ để chắc chắn hợp đồng được ký đúng với ý định của mình. Một trong những thuật ngữ quan trọng đó là “bên mua bảo hiểm”. Vậy bên mua bảo hiểm là gì và có các quyền lợi gì? Hãy tham khảo trong bài viết sau.

1. Bên mua bảo hiểm là gì?

ben-mua-bao-hiem-la-gi-01.jpg

Bên mua bảo hiểm là gì?

Để đưa ra quyết định đúng đắn khi mua bảo hiểm, bạn cần hiểu rõ toàn bộ các khái niệm bảo hiểm. Bên cạnh việc hiểu được bảo hiểm là gì, những quyền lợi và rủi ro trong bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm cũng là một thuật ngữ khá quan trọng. Bên mua bảo hiểm là gì? Là người trực tiếp kê khai, ký tên vào đơn yêu cầu bảo hiểm. Đồng thời cũng thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm cả việc đóng phí.

Xem thêm: Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Bên mua bảo hiểm cũng có thể là Người được bảo hiểm hoặc Người thụ hưởng bảo hiểm theo hợp đồng. Các đối tượng được hưởng quyền bảo hiểm bao gồm:

  • Bản thân Bên mua bảo hiểm;
  • Vợ, chồng, con, cha, mẹ hợp pháp (Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của Bên mua bảo hiểm);
  • Anh chị em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng/ cấp dưỡng/ giám hộ hợp pháp;
  • Người khác, nếu Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Xem thêm: Đối tượng bảo hiểm là gì và cách xác định đối tượng bảo hiểm như thế nào?

Bên mua bảo hiểm có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Đối với tổ chức phải được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Đối với cá nhân phải là người đủ 18 tuổi đang sinh sống ở Việt Nam và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

2. Bên mua bảo hiểm có những quyền gì?

ben-mua-bao-hiem-la-gi-02.jpg

Quyền của bên mua bảo hiểm

  • Quyền lựa chọn mua bảo hiểm tại bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào đang hoạt động ở Việt Nam.
  • Quyền yêu cầu được giải thích về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm bởi doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Quyền thay đổi số tiền bảo hiểm khi hợp đồng bảo hiểm vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên số tiền thay đổi không được vượt quá giá trị tối đa hoặc thấp hơn giá trị tối thiểu theo quy định tại từng thời điểm. Công ty bảo hiểm có thể yêu cầu khám sức khỏe tùy theo mức tăng của tiền bảo hiểm.
  • Xem thêm: Nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm là gì?

  • Quyền chuyển nhượng hợp đồng còn hiệu lực nhưng cũng tuân theo các điều kiện về giấy tờ, thủ tục quy định của công ty bảo hiểm.
  • Quyền thay đổi Người thụ hưởng thông qua văn bản lên công ty và thực hiện thủ tục theo quy định.
  • Quyền thay đổi định kỳ đóng phí từ tháng sang quý/nửa năm/năm hoặc ngược lại.
  • Quyền tham gia thêm hoặc hủy bỏ các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ.
  • Quyền chuyển đổi quyền lợi bảo hiểm từ cơ bản sang nâng cao hoặc ngược lại theo quy định về thời gian, thời hạn, độ tuổi và hạn mức số lần đổi của từng sản phẩm.
  • Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn, công ty sẽ chi trả Giá trị hoàn lại (nếu có).
  • Quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
  • Một số quyền khác theo điều khoản của từng sản phẩm.

Xem thêm: Người thụ hưởng bảo hiểm là gì?

3. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

ben-mua-bao-hiem-la-gi-03.jpg

Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

Ngoài tìm hiểu Bên mua bảo hiểm là gì và có những quyền lợi gì, bạn cũng nên tham khảo các nghĩa vụ của Bên mua bảo hiểm. Có thể căn cứ Khoản 2 Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 như sau:

“Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

  • Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
  • Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Xem thêm: FYP trong bảo hiểm là gì?

  • Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
  • Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Xem thêm: Sự kiện bảo hiểm là gì?

4. Một số lưu ý về bên mua bảo hiểm bạn cần biết

ben-mua-bao-hiem-la-gi-04.jpg

Lưu ý về bên mua bảo hiểm

  • Trường hợp Bên mua bảo hiểm là cá nhân thì cần phải có quan hệ ruột thịt hoặc hôn phối với Người được bảo hiểm.
  • Bên mua bảo hiểm cũng có thể là Người được bảo hiểm chính của hợp đồng bảo hiểm.

Xem thêm: Tuổi bảo hiểm là gì?

Ví dụ:

Chồng đứng tên trong hợp đồng bảo hiểm mua cho vợ và anh cũng là người đóng phí. Người vợ là người được bảo hiểm chính và con trai là người thụ hưởng theo hợp đồng.

Như vậy:

  • Người vợ là Người được bảo hiểm, được hưởng các quyền lợi bảo hiểm trong hợp đồng.
  • Người chồng là chủ hợp đồng và được gọi là Bên mua bảo hiểm.
  • Người con là Người thụ hưởng (Người nhận tiền khi Người được bảo hiểm tử vong). Nếu người con <18 tuổi khi người mẹ tử vong, người cha – là người Giám hộ hợp pháp – sẽ nhận số tiền đền bù từ hợp đồng bảo hiểm đó.

Xem thêm: Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm là gì?

Như vậy các bạn đã có thể hiểu Bên mua bảo hiểm là gì, có những quyền lợi và trách nhiệm gì trong hợp đồng bảo hiểm. Hãy nắm rõ điều này để tránh bị thiệt thòi khi tham gia hợp đồng bảo hiểm.

Bài viết liên quan

text
slogan
Theo dõi Generali trên mạng xã hội
text
text
text
text
(*) Theo Báo cáo Phí Bảo hiểm trực tiếp năm 2022 từ ANIA Hiệp hội các công ty bảo hiểm quốc gia
text
PHONG CÁCH SỐNG NHƯ Ý
texttext
DMCA Protection Badge
© Bản quyền thuộc về Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam