9.1.2022 05 phút để đọc
Bệnh lở miệng ở trẻ em thường rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 10 tuổi. Nhưng nếu bị mắc phải thì bệnh có thể gây khó chịu cho trẻ khiến ba mẹ rất lo lắng. Dưới đây là một số thông tin về bệnh lở miệng ở bé mà phụ huynh có thể tìm hiểu để giải tỏa bớt lo lắng và có cách chăm sóc phù hợp giúp vùng lở của con mau lành.
Bệnh lở miệng gây khó chịu cho trẻ thường khiến ba mẹ rất lo lắng
Bệnh lở miệng ở trẻ em còn được gọi là loét canker rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Vùng lở có hình tròn, màu vàng hoặc trắng, vết loét hở và được bao quanh một quầng màu đỏ. Các vết lở thường tập trung thành cụm hoặc nằm riêng lẻ ở các vị trí như má, môi, lưỡi, vòm miệng hay nướu của trẻ nhỏ.
Xem thêm: Mua bảo hiểm cho bé loại nào tốt?
Về nguyên nhân chủ yếu gây lở miệng ở trẻ nhỏ thì vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng có một vài yếu tố được xem là nguồn khởi bệnh như sau:
Ngoài ra, có một vài nguyên nhân không thường gặp khác cũng có thể gây bệnh lở miệng ở trẻ em như: dị ứng với thực phẩm, chế độ ăn hằng ngày không đủ dinh dưỡng và thiếu chất (sắt; kẽm; axit folic; vitamin B12,...), nhiễm virus.
Dị ứng với thực phẩm cũng có thể gây ra bệnh lở miệng ở trẻ nhỏ.
Những dấu hiệu của bệnh lở miệng có đặc điểm sau:
Hình ảnh vết lở miệng ở trẻ em
Bệnh lở miệng ở trẻ em và mụn rộp có những triệu chứng khá giống nhau, nên cần phân biệt được chúng để có bước điều trị đúng cách:
Bệnh lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có thể tự lành sau từ 7 đến 10 ngày hoặc có thể lâu hơn tùy vào cơ địa từng bé, sau 3 đến 4 ngày thì cơn đau ở vùng lỡ sẽ giảm.
Lở miệng không nghiêm trọng nhưng ít nhiều vẫn gây khó chịu cho trẻ trong ăn uống hay khi vô tình đụng vào. Cho nên trong thời gian chờ vết lở lành, ba mẹ có thể thực hiện các cách sau đây để giúp bé dễ chịu hơn:
Xem thêm: Bạn cần biết gì về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ?
Điều trị bệnh lở miệng không khó và bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi sau 7-10 ngày.
Trong trường hợp không chắc chắn được là trẻ đang bị lở miệng hay những bệnh khác, hoặc khi tình trạng loét diễn ra trong thời gian dài và không thể lành, thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi đến gặp bác sĩ, ba mẹ cần thông báo rõ ràng những triệu chứng mà trẻ gặp phải như phát ban, sốt, sưng hạch bạch huyết, hoặc trẻ thường xuyên bị lở miệng gây khó chịu cũng nên liệt kê cho bác sĩ biết tình trạng này.
Trên thực tế, bệnh lở miệng ở trẻ em có thể gây khó chịu nhưng không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã cho ba mẹ có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng lở miệng ở trẻ cũng như những cách phòng tránh căn bệnh này.
Đăng ký để nhận ngay những tin tức và các chương trình CSKH mới nhất đến email của bạn.
Bảo vệ toàn diện trước 111 bệnh hiểm nghèo. Đầu tư hiệu qua cho tương lai vững vàng.
TÌM HIỂU THÊMKết hợp bảo vệ và đầu tư vào các công ty Quỹ hàng đầu VinaCapital & VFM
TÌM HIỂU THÊMSản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị tiên phong cho mục tiêu đầu tư về giáo dục
TÌM HIỂU THÊM