bang-can-doi-tai-chinh-ca-nhan-Mobile-a.jpg

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng cân đối tài chính cá nhân

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng cân đối tài chính cá nhân

06.01.2022   6 phút để đọc

Hiện nay, nhiều người đã chọn cách lập bảng cân đối tài chính để có thể cân bằng chi tiêu của mình. Lập bảng cân đối tài chính cá nhân có khó không? Những yếu tố nào cần có trong một bảng cân đối tài chính? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu thông tin chi tiết đến bạn.
bang-can-doi-tai-chinh-ca-nhan-01.jpg

Cân đối tài chính giúp bạn luôn có một nguồn chi tiêu ổn định

1. Bảng cân đối tài chính cá nhân là gì?

Bảng cân đối tài chính cá nhân là bảng thống kê các tài sản bạn hiện có, trong đó có cả các khoản nợ bạn phải trả, từ đó có sự cân đối trong chi tiêu. Lập bảng cân đối tài chính rất có ích trong việc quản lý tài chính.

Bạn nên thường xuyên theo dõi và cập nhật bảng này ít nhất một lần một năm để theo dõi tiến trình tài chính của bạn, giá trị ròng của bạn có tăng lên hay không.
bang-can-doi-tai-chinh-ca-nhan-03.jpg

Lập bảng cân đối tài chính cá nhân giúp kiểm soát tốt dòng tiền của bạn

Không quá khó và mất nhiều thời gian để có thể lập một bảng cân đối chi tiêu. Chỉ bằng những vật dụng đơn giản như: một cây bút, một tờ giấy hoặc sử dụng các phần mềm bảng tính, ứng dụng điện thoại.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Nếu tổng thu nhập của bạn cao hơn tổng chi phí mà bạn phải trả, bạn có một thu nhập ròng rất tốt. Ngược lại, nếu tổng chi phí của bạn vừa bằng hay vượt quá tổng thu nhập của bạn, bạn nên xem xét cắt giảm chi phí hoặc gia tăng thu nhập của mình. Bạn cần chắc chắn rằng mình có một thu nhập ròng ổn định và có thể sử dụng số tiền đó để đầu tư.

2. Tại sao nên lập bảng cân đối tài chính cá nhân?

Khi bạn biết cách lập một bảng cân đối tài chính cá nhân, bạn dễ dàng kiểm soát dòng tiền chi tiêu của mình. Nhờ đó, bạn sẽ biết được mình có tiền “nhàn rỗi” để tham gia đầu tư hay không.
bang-can-doi-tai-chinh-ca-nhan-05.jpg

Lập bảng cân đối tài chính cá nhân có cần thiết không?

Xem thêm: Bí quyết tiết kiệm tiền bạn nên áp dụng

3. Hướng dẫn xây dựng 2 loại bảng cân đối tài chính cá nhân

3.1 Các bước xây dựng bảng cân đối giá trị tài sản

Bước 1: Đảm bảo rằng bạn có một quỹ khẩn cấp

Bạn phải đảm bảo rằng số tiền mặt bạn hiện đang có phải đáp ứng được tống chi phí sinh hoạt mà bạn sẽ phải chi trả trong ít nhất từ 3 đến 6 tháng.

Đây là số tiền dùng cho những trường hợp như thất nghiệp. Trong thời gian mới thất nghiệp bạn vẫn phải duy trì những nhu cầu tối thiểu, mà việc tìm kiếm một công việc mới cũng mất từ 2 đến 3 tháng. Vậy nên hãy coi đây là một quỹ khẩn cấp chứ không phải quỹ đầu tư.
bang-can-doi-tai-chinh-ca-nhan-05.jpeg

Xây dựng cho mình một nguồn quỹ ổn định

Xem thêm: Tìm hiểu về nguyên tắc 6 cái lọ

Bước 2: Liệt kê tài sản theo khả năng thanh khoản từ cao đến thấp

Thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản (thứ bạn sở hữu có giá trị) thành tiền mặt.

Khi thống kê tài sản theo thứ tự thanh khoản trên bảng cân đối kế toán bạn sẽ ngay lập tức nắm được loại tài sản nào bạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt và tài sản nào không thể.

Những tài sản thanh khoản cao như: tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm hay vàng, ngoại tệ sẽ được xếp vào đầu danh sách. Còn với những tài sản khác như bất động sản thì nên được xếp cuối cùng trong danh sách bởi nó mất nhiều thời gian và cân nhắc để có thể chuyển đổi thành tiền mặt.
bang-can-doi-tai-chinh-ca-nhan-06.jpg

Bạn nên tìm hiểu nhiều để có kiến thức về tài chính

Bước 3: Liệt kê các khoản nợ

Bạn sẽ thống kê các hóa đơn mà bạn có nghĩa vụ phải trả kể cả các hóa đơn thẻ tín dụng hay thành toán thế chấp cũng cần được cập nhật. Như vậy bạn sẽ theo dõi được các khoản nợ mình phải trả và nắm được số tiền thực sự mình đang có hiện còn bao nhiêu.

Bước 4: Tính toán giá trị tài sản ròng

Giá trị ròng là tổng tài sản của bạn. Bạn có thể tính toán giá trị ròng với công thức cơ bản sau:

Giá trị ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ

Bước 5: Phân tích bảng cân đối tài chính của bạn

Bảng cân đối tài chính giúp bạn có thể nhìn lại hoạt động chi tiêu của bạn ở thời điểm hiện tại. Dựa vào bảng này, bạn có thể đề ra các phương an để làm gia tăng tài sản của mình.
bang-can-doi-tai-chinh-ca-nhan-07.jpeg

Cân đối tài chính mang đến sự an tâm cho bạn trong cuộc sống

Tập trung vào các mục trên bảng cân đối tài chính cá nhân cũng là cách để cân bằng tài chính của mình. Dưới đây là những phân tích về một vài vấn đề trong bảng cân đối tài chính:

  • Số tiền được sử dụng như một quỹ khẩn cấp của bạn có đang được đặt trong một tài khoản an toàn và có lãi suất cao hay không?
  • Bạn có thể thay thế các tài sản khấu hao bằng các tài sản có giá trị cao?
  • Bạn có thể thay thế các khoản đầu tư năng suất thấp bằng các khoản đầu tư năng suất cao?
  • Bạn có thể trả hết nợ lãi suất cao bằng tiền từ các tài sản lãi suất thấp?
  • Nếu bạn đang mang nợ, bạn có đang sử dụng số tiền đó để đầu tư không, số tiền lãi từ đầu tư có lớn hơn số tiền mà bạn phải trả?
  • Bạn có thể bán bất kỳ các tài sản cá nhân để lấy tiền mặt hay không?

3.2 Các bước xây dựng bảng theo dõi thu nhập và chi tiêu cá nhân
bang-can-doi-tai-chinh-ca-nhan-08.jpg

Các bước lập bảng theo dõi thu thập

Bước 1: Xác định dòng tiền vào

Dòng tiền vào là nguồn thu nhập hàng tháng của bạn như: tiền lương, tiền làm thêm, thu nhập thụ động qua đầu tư, tiền thưởng, lãi suất và cổ tức nhận được, quỹ hưu trí,.. Thu nhập nhận được là nguồn thu nhập trước thuế.

Bước 2: Xác định dòng tiền ra

Chi phí cho các khoản dùng cho sinh hoạt, thuế, mua tài sản, y tế, giáo dục … được gọi là dòng tiền ra.

Chi phí gồm có hai loại là: chi phí cố định và chi phí biến đổi.

  • Chi phí cố định thường là hợp đồng, các chi phí xác định trước hoặc trả theo từng kỳ. Ví dụ chi phí sử dụng Internet, phí bảo hiểm, vay thế chấp,...
  • Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi linh hoạt và cá nhân có khả năng kiểm soát như thức ăn, quần áo, xăng xe, điện thoại,... .

Bước 3: Xác định thặng dư (thâm hụt) tiền mặt

Công thức để tính:

Thặng dư (thâm hụt) = Thu nhập - Chi phí

Kết quả trả về là dương, gọi là thặng dư.

Kết quả trả về là âm, gọi là thâm hụt.

Việc xác định hay thặng dư nhằm giúp bạn có những hướng giải quyết vấn đề khác nhau. Nếu thặng dư tiền mặt bạn có thể sử dụng chúng để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư, mua sắm tài sản hoặc để trả nợ. Bằng cách đưa thêm mục tiết kiệm, đầu tư sẽ giúp bạn gia tăng thu nhập và giá trị tài sản ròng trong tương lai.

Xem thêm: Mách bạn cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân đơn giản mà hiệu quả

Trong trường hợp thâm hụt tiền mặt, bạn cần trang trải khoản thâm hụt từ việc tiết kiệm và đầu tư, dẫn đến giảm tài sản ròng và tăng vay nợ.

bang-can-doi-tai-chinh-ca-nhan-08.jpg

Cân đối tài chính cá nhân giải pháp tiết kiệm hiệu quả

Như vậy là chúng ta có 2 dạng cấu trúc của báo cáo tài chính cá nhân. Dạng đầu tiên là bảng cân đối tài chính cá nhân giúp ta biết được tình hình tài chính của một cá nhân tại một thời điểm xác định. Dạng thứ hai là bảng theo dõi thu nhập và chi phí miêu tả dòng tiền của cá nhân trong một khoảng thời gian.

Khi bạn đã biết cách để lập nên một bảng báo cáo chúng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc theo dõi, phân bố tài sản và cân bằng thu chi nhằm phát triển tài chính trong tương lai.

Xem thêm: Hướng dẫn từng bước cách lập kế hoạch tài chính cá nhân

Trên đây là hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài chính cá nhân do Generali tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng sau bài viết trên bạn sẽ lập được một bảng cân đối tài chính để kiểm soát dòng tiền của mình.

Bài viết liên quan

text
slogan
Theo dõi Generali trên mạng xã hội
text
text
text
text
(*) Theo Báo cáo Phí Bảo hiểm trực tiếp năm 2022 từ ANIA Hiệp hội các công ty bảo hiểm quốc gia
text
PHONG CÁCH SỐNG NHƯ Ý
texttext
DMCA Protection Badge
© Bản quyền thuộc về Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam