Các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường đảm bảo rủi ro cho các doanh nghiệp và cá nhân khác. Tuy nhiên, chính bản thân họ cũng gặp phải một số rủi ro trong kinh doanh ví dụ như không chi trả được hết số tiền bảo hiểm và có nguy cơ bị phá sản. Chính vì vậy, đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm là hai hình thức giúp cho các doanh nghiệp điều tiết và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của họ.
Phân biệt đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm
1. Đồng bảo hiểm là gì?
Đồng bảo hiểm là gì? Tìm hiểu về hình thức đồng bảo hiểm
Nếu bạn đang tìm hiểu bảo hiểm là gì, chắc hẳn đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm là hai thuật ngữ khá phổ biến bạn đã từng nghe qua. Đồng bảo hiểm là một phương thức giúp doanh nghiệp bảo hiểm phân tán rủi ro theo chiều ngang. Tức là doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tập hợp nhiều doanh nghiệp tham gia bảo hiểm để cùng gánh chịu rủi ro theo như một tỷ lệ thỏa thuận, các doanh nghiệp đó đóng vai trò là đồng bảo hiểm.
Mỗi đồng bảo hiểm sẽ nhận một tỷ lệ phí nhất định, và đồng thời cũng có trách nhiệm bồi thường tương ứng khi xảy ra rủi ro.
Xem thêm: Phạm vi bảo hiểm là gì?
Nếu xét về mặt pháp lý thì người tham gia bảo hiểm sẽ được công khai về các đồng bảo hiểm. Khi đó thì họ với có thể đòi bồi thường từ tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm một số tiền tương ứng với tỷ lệ trên hợp đồng bảo hiểm cho họ.
Tuy nhiên trên thực tế, nếu như người được bảo hiểm ký kết những hợp đồng bảo hiểm riêng lẻ thì sẽ bất lợi hơn cho họ. Do vậy, thông thường sẽ có một doanh nghiệp đứng ra đại diện, ký kết một hợp đồng duy nhất có tên của tất cả các đơn vị tham gia bảo hiểm và phần rủi ro mà họ chấp nhận.
Xem thêm: FYP bảo hiểm là gì?
2. Tái bảo hiểm là gì
Tái bảo hiểm là gì? Tìm hiểu về hình thức tái bảo hiểm
Tái bảo hiểm là hình thức mà các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng nhằm chuyển một phần trách nhiệm bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác, dựa trên cơ sở nhượng lại chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm.
Xem thêm: Rider trong bảo hiểm là gì?
Có thể hiểu nôm na rằng, tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ trở thành đối tượng được bảo hiểm. Trong trường hợp này, người được bảo hiểm sẽ chỉ cần biết doanh nghiệp bảo hiểm cho mình, còn hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm, người được bảo hiểm không có trách nhiệm liên quan đến hợp đồng này.
3. So sánh đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm
Tiêu chí so sánh |
Đồng bảo hiểm |
Tái bảo hiểm |
Giống nhau |
| |
Khác nhau |
Là một phương thức giúp doanh nghiệp bảo hiểm phân tán rủi ro bằng cách tập hợp nhiều doanh nghiệp bảo hiểm để cùng bảo hiểm cho một đối tượng. |
Là phương thức phân tán rủi ro bằng cách chuyển nhượng một phần trách nhiệm bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác thông qua một hợp đồng bảo hiểm khác. |
|
Có 2 hợp đồng được ký kết:
| |
Người được bảo hiểm phải biết tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm cho mình. Khi xảy ra rủi ro người được bảo hiểm có quyền đòi tiền bồi thường từ các bên liên quan. |
| |
Đối tượng trực tiếp được bảo hiểm là người được bảo hiểm. |
Đối tượng trực tiếp được bảo hiểm là công ty bảo hiểm. |
Xem thêm: Làm thế nào để phân biệt đồng bảo hiểm và bảo hiểm trùng?
Mặc dù đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên lại có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Trong bài viết trên, Generali Việt Nam đã phân biệt cho bạn hai khái niệm trên. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.