Tất tần tật về các phương pháp điều trị và trị liệu đột quỵ

Tất tần tật về các phương pháp điều trị và trị liệu đột quỵ
  • View
  • phút đọc
Những biện pháp điều trị và liệu pháp phục hồi hiện có là gì? Bạn cần biết gì về những phương pháp này? Cùng Generali tìm hiểu thêm qua bài viết sau.

Có tới 18% bệnh nhân đột quỵ bị tái phát [1] trong vòng ba tháng đầu, và tới 25% tái phát đột quỵ trong vòng 5 năm. Vì vậy, khi bạn hay người thân mắc đột quỵ, hãy đảm bảo luôn tuân thủ quá trình điều trị, thực hiện đầy đủ các liệu pháp hồi phục, phòng ngừa, kiểm tra, tái khám, chỉ dừng lại cho đến khi được bạn đã hoàn toàn hồi phục và được sự đồng ý của bác sĩ.

Vậy những biện pháp điều trị và liệu pháp phục hồi hiện có là gì? Bạn cần biết gì về những phương pháp này? Cùng Generali tìm hiểu thêm qua bài viết sau.


phuong-phap-dieu-tri-tri-lieu-dot-quy-01.jpg

Điều trị bằng thuốc và phẫu thuật

Những loại thuốc được sử dụng [2] thường khác biệt giữa những người bệnh và thường được kê đơn dựa trên nguyên nhân gây đột quỵ:

  • Đột quỵ do cục máu đông ngăn máu lên não (đột quỵ do thiếu máu cục bộ)
  • Đột quỵ do chảy máu trong hoặc xung quanh não (đột quỵ xuất huyết)

Trong quá trình điều trị, các bác sĩ thường sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, và đôi khi, người bệnh còn được chỉ định phẫu thuật.

Với đột quỵ do thiếu máu cục bộ

1. Thuốc tiêu sợi huyết

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường được điều trị bằng cách tiêm một loại thuốc đặc biệt là thuốc tiêu sợi huyết. Loại thuốc này giúp làm tan cục máu đông và phục hồi lưu lượng máu lên não. Việc sử dụng thuốc làm tan cục máu đông có thuật ngữ y học là “làm tan huyết khối”.

Trước khi bạn quyết định thực hiện biện pháp này, hãy yêu cầu bác sĩ chụp cắt lớp não để đảm bảo loại đột quỵ này sẽ không trở nên tệ hơn khi dùng thuốc làm tan huyết khối.

2. Aspirin và các thuốc kháng tiểu cầu khác

Phần lớn người bệnh sẽ được cho uống aspirin ngay sau khi mặc đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Bên cạnh tác dụng giảm đau, aspirin cũng là một loại thuốc kháng tiểu cầu, có tác dụng giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông khác.

3. Thuốc chống đông máu

Một số bệnh nhân có thể được kê thêm thuốc chống đông máu nhằm giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển của các cục máu đông trong tương lai.

Thuốc chống đông máu thay đổi thành phần hóa học của máu, từ đó ngăn ngừa việc hình thành cục máu đông.

4. Thuốc huyết áp

Nếu huyết áp của bạn quá cao, bạn có thể sẽ cần uống thêm thuốc hạ huyết áp. Chỉ số huyết áp bình thường là khoảng 120/80 mmHg, trong khi đó với người huyết áp cao, hay còn gọi là tăng huyết áp, thì sẽ rơi vào khoảng 130/80 mmHg hoặc cao hơn.

5. Thuốc trị mỡ máu Statin

Thuốc trị mỡ máu Statin làm giảm lượng cholesterol trong máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kê cho bạn thuốc Statin ngay cả khi nồng độ cholesterol trong máu của bạn không quá cao bởi thuốc này giúp làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ.


phuong-phap-dieu-tri-tri-lieu-dot-quy-03.jpg

Với đột quỵ xuất huyết

1. Thuốc hạ huyết áp

Một số bệnh nhân mắc đột quỵ xuất huyết có thể được kê thuốc để làm hạ huyết áp cũng như phòng ngừa đột quỵ trong tương lai.

2. Phẫu thuật

Trong các trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định phẫu thuật để lấy máu ra khỏi não và sửa chữa các mạch máu bị vỡ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ điều chỉnh là các mạch máu bị vỡ và đảm bảo rằng không có cục máu đông nào có thể cản trở lưu lượng máu lên não.

Phục hồi và điều trị chức năng sau đột quỵ

Có nhiều cách trị liệu để giúp người bệnh hồi phục sau đột quỵ. Tuy nhiên, phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào bộ phận cơ thể hoặc khả năng bị ảnh hưởng bởi cơn đột quỵ của người bệnh.

Các liệu pháp phục hồi chức năng bao gồm:

  1. Các liệu pháp vật lý trị liệu như chuyển động, di chuyển, các bài tập kỹ năng tay và vận động tinh.
  2. Các liệu pháp về ngôn ngữ và giao tiếp bao gồm tập nói, nghe, viết và thấu hiểu.
  3. Các liệu pháp học lại khả năng nhận thức và chức năng ghi nhớ.
  4. Liệu pháp tâm lý để đối phó với trầm cảm và suy sụp do đột quỵ.


phuong-phap-dieu-tri-tri-lieu-dot-quy-04.jpg

Người bệnh cần điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ bao lâu? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các biến chứng liên quan. Quá trình này có thể kéo dài vài ngày, hoặc vài tuần cho những ca bệnh nhẹ nhưng có thể mất tới vài tháng, hoặc thậm chí vài năm cho những ca bệnh nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, bạn nên luôn luôn trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp điều trị và liệu pháp tiếp theo.

Luôn đồng hành và bảo vệ bạn ngay cả khi bạn mắc đột quỵ

Nếu bạn hoặc người thân bị đột quỵ, ắt hẳn bạn sẽ cần mọi sự hỗ trợ có thể. Và hơn thế nữa, bạn cần một chỗ dựa tài chính vững chắc để chi trả cho các phương pháp điều trị và liệu pháp tốt nhất. Đây chắc chắn là thời điểm bạn sẽ cần tới sự giúp đỡ đắc lực từ VITA – Sức Khỏe Vàng – Phiên bản 3. Gói sản phẩm này sẽ giúp bạn trang trải chi phí điều trị đột quỵ, đem lại cho bạn sự an tâm rằng một khi mắc bệnh bạn hoàn toàn có thể tập trung điều trị.

Nguồn tham khảo

[1] https://tuoitre.vn/vuot-qua-benh-tim-mach-nguoi-tu-vong-do-dot-quy-o-viet-nam-da-dung-dau-20221015131417475.htm

[2] https://www.nhs.uk/conditions/stroke/treatment/

Chia sẻ bài viết trên

logo

by Generali Viet Nam

Content Creator | Generali Vietnam

Bài viết liên quan

thumbnail
Khỏe Như Ý3 thói quen lành mạnh giúp xây dựng "áo giáp" đề kháng
21.02.2022 | 2.7k View | 3 phút đọc
Đề kháng là chiếc áo giáp vững chắc cho một cơ thể khỏe mạnh, nhưng đôi khi ta lại lãng quên việc chăm sóc nó mỗi ngày. Hãy cùng Generali tìm hiểu về những thói quen lành mạnh giúp xây dựng chiếc "áo giáp đề kháng” vững chắc, để có cuộc sống vui khỏe hơn bạn nhé!
thumbnail
Khỏe Như Ý10 lý do bạn nên uống cà phê mỗi ngày để khỏe mạnh hơn
04.07.2022 | 1.9k View | 3 phút đọc
Cà phê là một thức uống quen thuộc với nhiều người vào buổi sáng. Ở nước ta, bữa ăn sáng sẽ khó trọn vẹn nếu thiếu một ly cà phê thơm lừng để "đánh thức" đầu óc sau một đêm dài. Ngoài tác dụng tiếp thêm năng lượng tỉnh táo cho ngày mới, thức uống này mang lại nhiều lợi ích mà bạn có thể chưa biết.
thumbnail
Khỏe Như Ý7 điều bạn cần biết về chứng đột quỵ
30.11.2022 | 362 View | 8 phút đọc
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê thì cứ 1 trong 4 người trưởng thành trên 25 tuổi sẽ gặp phải chứng đột quỵ một lần trong đời.
text
slogan
Theo dõi Generali trên mạng xã hội
text
text
text
text
(*) Theo Báo cáo Phí Bảo hiểm trực tiếp năm 2022 từ ANIA Hiệp hội các công ty bảo hiểm quốc gia
text
PHONG CÁCH SỐNG NHƯ Ý
texttext
DMCA Protection Badge
© Bản quyền thuộc về Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam