Tại sao có người khi thất nghiệp thì không quá bấp bênh, còn có người lại gần hết tháng đã hết tiền, tuy có thu nhập và hoàn cảnh như nhau? Quản lý chi tiêu cá nhân chính là sự khác biệt giữa hai người này. Đọc ngay một số mẹo hay để làm chủ tài chính nhé.
Tại sao quản lý chi tiêu cá nhân rất quan trọng?
Quản lý chi tiêu cá nhân là bước đầu trong quá trình đạt được tự do tài chính. Để có thể một ngày không cần phải lo về chuyện tiền bạc nữa, bạn cần biết cách quản lý tài chính cá nhân để xây dựng quỹ dự phòng, tiết kiệm, và khoản đầu tư cho tương lai.
Theo dõi chi tiêu thường xuyên
Theo dõi chi tiêu hàng ngày hoặc hàng tuần để hiểu rõ thói quen và nhu cầu cuộc sống. Hơn nữa, việc theo dõi chi tiêu còn giúp bạn biết rõ mình còn bao nhiêu tiền, và tiền được xài vào mục đích gì. Làm như vậy có 2 lợi ích:
- Dự tính được cuối tháng có thiếu hụt hay không
- Nếu tài khoản bị trừ tiền mà không biết nguyên do, bạn có thể nhanh chóng phát hiện để ngăn chặn chi tiêu không cần thiết hoặc lừa đảo.
Để theo dõi chi tiêu, bạn có thể sử dụng ứng dụng thông minh trên điện thoại như Money Lover, MISA Money Keeper. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự lên bảng theo dõi trên Excel, Google Sheet, hoặc Notion. Nếu thích viết tay, bạn có thể dùng quyển sổ ghi chép đơn giản.
Trong quá trình theo dõi, bạn có thể phân loại chi tiêu theo từng nhu cầu sau:
- Nhu cầu thiết yếu
- Nhu cầu không thiết yếu
- Tiết kiệm và đầu tư
Như thế, bạn sẽ dần có được cái nhìn toàn diện về thói quen tài chính của mình, từ đó có thể lên kế hoạch kiểm soát chi tiêu cho hợp lý.
Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng
Lên kế hoạch chi tiêu là lúc bạn phân bổ ngân sách vào những hạng mục cơ bản như:
- Chi tiêu cần thiết: tiền nhà, chi phí sinh hoạt, học hành, thuốc men.
- Chi tiêu không cần thiết: mua sắm, giải trí, du lịch, quà cáp, từ thiện.
- Tiết kiệm ngắn hạn
- Đầu tư dài hạn
Tùy vào tính chất ngành nghề, thu nhập, bạn có thể lên kế hoạch hàng tuần, hàng tháng, hoặc hàng quý. Hơn nữa, bạn cần rèn tính kỷ luật để duy trì được kế hoạch đã đề ra.
Có khoản tiết kiệm khẩn cấp
Đây là quỹ dự phòng cho các tình huống khẩn cấp, thời kỳ khó khăn như đau ốm, thất nghiệp, tai nạn. Bạn có thể làm theo các bước sau:
Xác định số tiền cần thiết cho khoản dự trữ khẩn cấp. Số tiền này bằng chi tiêu tối thiểu trong 3 đến 6 tháng.
Đặt ra mục tiêu tiết kiệm đều đặn mỗi tháng, thường là từ 10% - 20%.
Cân nhắc các khoản đầu tư ngắn hạn, rủi ro thấp để hưởng lãi suất cao hơn tiết kiệm.
Mỗi khi lương về, cần trích tiền ngay để đưa vào tiết kiệm.
Chỉ mua những món cần thiết
Có mấy cách để giúp bạn tiết chế thói quen mua sắm theo cảm tính.
- Cách 1: Trước khi đi, cần có danh sách những món cần mua. Khi vào cửa hàng, chỉ mua đúng những món đó.
- Cách 2: Khi muốn mua một món không thiết yếu, cần cho mình thời gian suy nghĩ. Tại sao bạn muốn mua nó? Lý do có chính đáng hay không? Bạn có thật sự cần nó không?
- Cách 3: Cân nhắc 30 ngày trước khi mua một món đồ có giá trị cao. Nên tìm hiểu kỹ trước khi mua để chọn được món đồ đáng tiền, không quá hao tốn chi phí sửa chữa sau này.
- Cách 4: Tận dụng những món đồ có sẵn, có thể mượn, xin, hoặc sang sửa lại, trước khi mua sắm, cũng là một cách giúp bạn tránh khỏi việc vung tiền quá trớn.
Chi tiêu không vượt quá thu nhập
Đây là cách duy nhất giúp bạn không bị nợ nần. Hơn nữa, nếu bạn có thẻ tín dụng, thì cần thận trọng khi sử dụng để mình không quá lạm dụng. Một mẹo hay là bạn có thể đặt hạn mức thẻ không quá thu nhập hàng tháng, để đảm bảo mình thanh toán đủ dư nợ thẻ, tránh bị tính lãi suất cao.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiếm thêm nguồn thu nhập thụ động để chi tiêu hàng tháng được thoải mái hơn.
Học cách quản lý chi tiêu cá nhân khéo léo - bước đầu tích lũy tài sản lâu dài
Trước khi muốn có nhiều tiền, bạn cần biết mình có bao nhiêu tiền. Quản lý chi tiêu cá nhân là một kĩ năng quan trọng trong quá trình tích lũy tài sản. Mong rằng các mẹo hay này sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả.
Tích lũy cho tương lai lâu dài không chỉ có gửi tiết kiệm ngân hàng. Trong kế hoạch chi tiêu cá nhân, cần để dành một số tiền để tham gia bảo hiểm, tăng cường bảo vệ trước rủi ro nghiêm trọng về bệnh tật, tai nạn. Nếu không có bảo hiểm, những rủi ro này khi xảy ra sẽ trở thành gánh nặng tài chính, có thể khiến cho gia đình khốn đốn. Mời bạn tham khảo bảo hiểm liên kết đơn vị VITA – Đầu Tư Như Ý của Generali, một giải pháp phòng vệ trước rủi ro, kết hợp với đầu tư vào quỹ liên kết đơn vị để gia tăng tài sản.