50% người Việt quan tâm đến các vấn đề đầu tư và 80% nhà đầu tư đang tích cực quản lý tài sản, thay đổi chiến lược để bảo vệ giá trị khối tài sản đầu tư khỏi lạm phát. Những nhà đầu tư này đến từ các nhóm thu nhập trung bình, cao và giàu có. Còn bạn thì sao bạn ơi? Bạn có vài trăm triệu để đầu tư không?
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Generali xác định các ưu điểm và nhược điểm của 4 cơ hội đầu tư phổ biến cùng với mức rủi ro của chúng để giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra lựa chọn phù hợp cho câu hỏi có 300 triệu nên đầu tư gì.
1. Tự đầu tư kinh doanh trực tuyến hoặc thương mại điện tử
Số người Việt Nam mua sắm trực tuyến đã đạt hơn 51 triệu người, tăng 13,5% so với các năm trước. Thêm vào đó tỷ lệ này hiện chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á. Dự kiến trước năm 2025, Việt Nam sẽ trở thành ngành công nghiệp thương mại điện tử lớn thứ hai tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia vốn là nước có số dân lớn hơn gấp ba. Vì vậy, việc tạo ra một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến có thể là một lựa chọn câu trả lời tốt cho cho câu hỏi bạn đầu tư gì với 300 triệu?
Trước khi bắt đầu tự lập kế hoạch kinh doanh để biết 300 triệu đầu tư gì, bạn nên tham khảo danh sách một số yếu tố sau:
- Bạn muốn bán gì và tại sao?
- Bạn có thể tìm nguồn hàng ở đâu và làm thế nào để có nó?
- Mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận bạn mong đợi là bao nhiêu?
- Vận hành, đóng gói và vận chuyển hàng hóa bằng cách nào?
- Bạn định mở cửa hàng trực tuyến riêng website riêng hay gia nhập vào các kênh thương mại điện tử?
- Bạn cần đầu tư bao nhiêu tiền vốn ban đầu?
- Kế hoạch tiếp thị và chiến lược bán hàng của bạn là gì?
- Tên thương hiệu của bạn sẽ là gì?
- Còn việc sử dụng mạng xã hội như TikTok, Instagram và Facebook thì sao?
- Đây có phải là một thị trường đã quá bão hoà?
- Điểm khác biệt cạnh tranh giữa bạn với các đối thủ là gì?
Điểm cộng: Linh hoạt trong việc thực hiện. Bạn có thể bắt đầu tại nhà hoặc bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.
Điểm trừ: Thị trường khá cạnh tranh bởi thương mại điện tử đang phát triển mạnh. Bạn sẽ cần tạo điểm cạnh tranh trong dịch vụ để có thể nổi bật giữa, nếu không sẽ bị đối thủ liên tục vây quanh.
2. Đầu tư vào cổ phiếu blue-chip và trái phiếu chính phủ
Nếu bạn sở hữu một trái phiếu, điều đó có nghĩa là bạn cho công ty hoặc chính phủ mượn một số tiền để thực hiện một dự án. Sau đó, khi dự án hoàn thành và mang lại lợi nhuận, bạn sẽ nhận lại số tiền đã đầu tư ban đầu cùng với lợi nhuận. Trái phiếu, khi được phát hành bởi chính phủ hoặc các công ty có uy tín, là một loại đầu tư tốt vì có thể mang lại lợi nhuận tốt trong khi vẫn giữ được mức rủi ro thấp.
Cổ phiếu cũng là một loại giấy tờ chứng khoán, nhưng nó xác định quyền sở hữu và quyền lợi của chủ sở hữu trong một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành. Khác với trái phiếu, chủ sở hữu cổ phiếu có thể nhận cổ tức (không cố định) và phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số cổ phiếu blue-chip mà bạn nên xem xét là các công ty quốc tế hoặc đa quốc gia có nhiều năm uy tín với giá cổ phiếu tương đối ổn định nhưng tăng chậm.
Vì giao dịch với cổ phiếu và trái phiếu là một nghệ thuật riêng biệt, bạn không nên mong đợi sẽ học được mọi thứ trong tích tắc. Khi bạn bắt đầu, bạn nên nhờ sự giúp đỡ từ một chuyên gia - một quản lý quỹ bảo hiểm hoặc một công ty môi giới chứng khoán uy tín. Học hỏi một cách từ tốn, song song với đa dạng hóa danh mục đầu tư với bằng cổ phiếu và trái phiếu khác nhau.
Điểm cộng: Rủi ro thấp, do đó khá an toàn.
Điểm trừ: Lợi nhuận thường thấp hoặc cố định (đối với trái phiếu) và lợi tức chỉ thu được sau một thời gian dài, thường là 1 năm trở lên.