Phương pháp sơ cứu đuối nước1,2,3
Bước 1: Khi gặp người đuối nước,
cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến mặt phẳng ngang, khô thoáng khí.
Bước 2: Kiểm tra tri giác và hô
hấp của nạn nhân: Áp tai vào mũi, miệng nạn nhân và đồng thời quan sát di động
của lồng ngực.
Bước 3: Kiểm tra mạch đập của nạn
nhân: Bắt mạch cánh tay, mạch cổ, mạch bẹn của nạn nhân.
Bước 4: Ép tim ngoài lồng ngực
-
Trong trường hợp xác định nạn nhân
đã ngưng tim, ngưng thở, nhanh chóng tiến hành hồi sức tim phổi bằng cách ép
tim ngoài lồng ngực nạn nhân 30 lần, với tần số 100 – 120 lần/phút (ấn sâu sâu
xuống 5- 6 cm đối với người lớn, trẻ em từ 1- 8 tuổi ấn sâu 3-4cm)
-
Tiếp đến là hà hơi thổi ngạt, 2
hơi thật sâu và mạnh.
-
Cứ lặp lại 30 lần ấn tim, xen kẽ
thổi ngạt 2 hơi cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại và có mạch đập.
Khi gặp nạn
nhân đuối nước, bạn cần phải nhanh chóng thực hiện những điều sau:
✔ NÊN:
-
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi
nước
-
Đưa nạn nhân đến nơi an toàn,
thoáng khí.
-
Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng
tim, ngưng thở thì nhanh chóng tiến hành hồi sức tim phổi
tại hiện trường
-
Sau khi nạn nhân ngạt nước đã tỉnh
lại, lập tức đưa nạn nhân dến bệnh viện để kiểm tra vấn đề viêm phổi do ngạt nước.
🗶
KHÔNG NÊN:
Để nắm rõ
cách sơ cứu người bị đuối nước hiệu quả nhất, mời bạn theo dõi chi tiết cách xử
lý qua video clip hướng dẫn 2 phút sơ cứu by Generali!
Tài liệu tham khảo
-
Cấp
cứu đuối nước, Bệnh viện Quân Y 7A. Nguồn: http://bvquany7a.vn/ky-thuat/cap-cuu-duoi-nuoc.
-
Cấp
cứu ngạt nước. Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/cap-cuu-ngat-nuoc/
-
The
ABCDE Approach, Reuscitation Council UK. Nguồn: https://www.resus.org.uk/library/abcde-approach
(*) Bài viết đã được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa 1,
Nguyễn Tất Thành, nguyên bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2, hiện công tác viện nghiên
cứu y khoa Woolcock và đại học Sydney, Úc.