Ngộ Độc Thực Phẩm – Triệu Chứng, Nguyên Nhân và Xử trí

Ngộ Độc Thực Phẩm – Triệu Chứng, Nguyên Nhân và Xử trí
  • View
  • phút đọc
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là “Trúng Thực” là tình trạng người bệnh bị trúng độc tố, do ăn uống thức ăn bị nhiễm khuẩn.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, một số trường hợp nặng có thể nguy hiễm tính mạng1. Chẩn đoán và xử trí kịp thời là cần thiết.

Hãy cùng 2 Phút Sơ Cứu có cái nhìn rõ hơn về ngộ độc thực phẩm nhé.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn thức ăn hoặc đồ uống đã bị nhiễm khuẩn và nhiễm độc tố tiết ra từ thức ăn-uống bị nhiễm khuẩn, từ các thực phẩm ôi thiu, độc tố từ các chất bảo quản, chất phụ gia1. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi sau khi ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân1

Vi khuẩn thương hàn Salmonella spp., độc tố tụ cầu Staphylococci trong sữa, thịt gia cầm chưa nấu chín, độc tố Clostridium botulinum co trong thị cá bị ươn, ôi thiu hoặc đồ hộp quá hạn sử dụng, độc tố vi nấm Aflatoxin từ các loại hạt đậu bị nấm mốc, các kim loại nặng như asen, chì, thủy ngân, selenium lẫn trong thực phẩm, các chất bảo quản, chất phụ gia…v.v.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Nổi bật với các triệu chứng về tiêu hoá, có thể xảy ra vài phút hoặc một vài giờ sau ăn, cũng có thể một tới hai ngày sau khi ăn phải thức ăn, nguồn nước bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp1,2:

  • Buồn nôn, nôn mửa

  • Đau bụng, quặn từng cơn

  • Tiêu chảy, phân có thể có nhầy máu

  • Sốt

  • Co giật

  • Đau đầu, chóng mặt

  • Nhìn mờ, nhìn đôi

  • Tụt huyết áp, trụy tim mạch

  • Tê liệt cơ

Những sai lầm trong sơ cứu động kinh bạn cần tránh và cách thực hiện đúng
Khỏe Như Ý

Những sai lầm trong sơ cứu động kinh bạn cần tránh và cách thực hiện đúng

12.09.2024 | 72 View | 4 phút đọc

Khi gặp người bị động kinh, cần lưu ý không áp dụng theo những “phương pháp dân gian" hoặc các hướng dẫn không chính thống.

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm đơn giản, hiệu quả

Bệnh nhân có thể thực hiện các cách sau tại nhà. Bước sơ cứu rất đơn giản, điều quan trọng bạn cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây1:

  • Kiểm tra dấu hiệu mất nước: Mất nước có thể dẫn đến tụt huyết áp, trụy tim mạch thậm chí tử vong, nếu không xử lý kịp thời

  • Kiểm tra mạch, nhịp tim và huyết áp 

  • Tiến hành bù nước và điện giải cho người bệnh bằng đường uống với gói Oresol. Đây là điều trị quan trọng nhất đối với bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Nếu bệnh nhân có mất nước và không thể uống được, cần cho bệnh nhân nhập viện để được truyền dịch kịp thời.

Đồng thời, bệnh nhân cũng cần lưu ý sau khi bị ngộ độc:

✔ NÊN:

  • Bổ sung lượng nước và điện giải tương ứng lượng nước mất sau khi nôn và tiêu chảy.

  • Tiếp tục ăn uống với lượng dịch nhu cầu cơ bản hằng ngày.

  • Cần nghỉ ngơi và chọn ăn những thức ăn dễ tiêu hóa.

  • Luôn kiểm tra dấu mất nước, nếu như trường hợp có mất nước và có các dấu hiệu mệt mỏi, vật vã, kích thích thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí.

🗶 KHÔNG NÊN:

  • Không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy vì thuốc làm chậm việc đào thải độc tố và vi khuẩn ra khỏi cơ thể, và sẽ làm kéo dài thời gian bệnh.

  • Hạn chế việc sử dụng thuốc hoặc chất gây nôn cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm vì có thể dẫn đến xấu hơn tình trạng rối loạn nước và điện giải.

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Để nắm rõ cách sơ cứu ngộ độc cấp hiệu quả nhất, mời bạn theo dõi chi tiết cách xử lý qua video clip hướng dẫn 2 phút sơ cứu by Generali!



Tài liệu tham khảo

  1. Ngộ độc thực phẩm: nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn xử trí. Nguồn: https://tamanhhospital.vn/ngo-doc-thuc-pham/

  2. Nhận diện dấu hiệu và cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm. Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/nhan-dien-dau-hieu-va-cach-so-cuu-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham/

 (*) Bài viết đã được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa 1, Nguyễn Tất Thành, nguyên bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2, hiện công tác viện nghiên cứu y khoa Woolcock và đại học Sydney, Úc.

Chia sẻ bài viết trên

logo

by Generali Viet Nam

Content Creator | Generali Vietnam

Bài viết liên quan

Những sai lầm trong sơ cứu động kinh bạn cần tránh và cách thực hiện đúng
Khỏe Như ÝNhững sai lầm trong sơ cứu động kinh bạn cần tránh và cách thực hiện đúng
12.09.2024 | 72 View | 4 phút đọc
Khi gặp người bị động kinh, cần lưu ý không áp dụng theo những “phương pháp dân gian" hoặc các hướng dẫn không chính thống.
Xử trí suy hô hấp cấp, an toàn và hiệu quả cùng 2 Phút Sơ Cứu với Generali
Khỏe Như ÝXử trí suy hô hấp cấp, an toàn và hiệu quả cùng 2 Phút Sơ Cứu với Generali
12.09.2024 | 67 View | 10 phút đọc
Suy hô hấp cấp là một cấp cứu khẩn cấp, cần được xử trí nhanh để giảm di chứng và tử vong.
Sơ Cứu Khi Bị Bỏng Đừng Làm Theo Cách Dân Gian! Cách Thực Hiện Đúng Ở Đây!
Khỏe Như ÝSơ Cứu Khi Bị Bỏng Đừng Làm Theo Cách Dân Gian! Cách Thực Hiện Đúng Ở Đây!
12.09.2024 | 64 View | 10 phút đọc
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta có thể tiếp xúc với nước nóng, lửa, điện nên bị bỏng là có thể gặp phải.
Tìm hiểu cách sơ cứu vết thương sâu do vết cắt để phòng ngừa mất máu, nhiễm trùng!
Khỏe Như ÝTìm hiểu cách sơ cứu vết thương sâu do vết cắt để phòng ngừa mất máu, nhiễm trùng!
12.09.2024 | 70 View | 10 phút đọc
Các vết thương sâu do vết cắt sẽ có nguy cơ mất máu và nhiễm trùng. Vì vậy, việc biết cách sơ cứu vết thương sâu là điều rất cần thiết.
text
slogan
Theo dõi Generali trên mạng xã hội
text
text
text
text
(*) Theo Báo cáo Phí Bảo hiểm trực tiếp năm 2023 từ ANIA Hiệp hội các công ty bảo hiểm quốc gia
text
PHONG CÁCH SỐNG NHƯ Ý
texttext
DMCA Protection Badge
© Bản quyền thuộc về Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam