Mẹo
chữa mắc nghẹn nhanh chóng, kịp thời
Theo các chuyên gia, trong trường hợp nạn nhân bị
mắc nghẹn, bạn nhanh chóng xử lý theo những cách dưới đây1:
Đối với mắc
nghẹn mức độ nhẹ: Cách xử lý đơn giản và nhanh nhất là cho nạn
nhân uống một ngụm nước hoặc sữa tươi, nuốt từ từ, nhẹ nhàng. Chỉ cần vài phút
sau là cơn nghẹn sẽ qua nhanh.
Đối với mắc
nghẹn mức độ nặng: Biểu hiện nạn nhân hốt hoảng, vật vã, không nói
được, thở rít, dấu hiệu muộn ho yếu, thở yếu, tím tái, bất tỉnh.
-
Khi có một mình, bạn hãy ngồi hơi cúi về phía
trước, ho thật mạnh và có thể thúc bụng mạnh vào cạnh mép bàn để tạo phản xạ ho
mạnh tống dị vật ra ngoài.
-
Nếu có nhân viên hỗ trợ sơ cấp cứu, tiến hành
các bước sau:
-
Ở vị trí giữa xương bả vai, vỗ mạnh 5 cái
-
Sau đó, người sơ cấp cứu đứng phía sau nạn
nhân, nắm chặt hai tay, ấn thật mạnh 5 (đến 10) cái vào bụng vùng ngay dưới mũi
ức (thủ thuật
Heimlich)
-
Thực hiện luân phiên cho đến khi dị vật được tống
ra.
Ngoài ra, đây là những lưu ý trong quá trình thực
hiện sơ cứu mắc nghẹn cho nạn nhân.
✔ NÊN:
-
Đứng ngang mức với nạn nhân và vỗ
lưng 5 cái thật mạnh ở vị trí giữa 2 xương bả vai
-
Nếu dị vật vẫn chưa được tống ra, thực
hiện tiếp thủ thuật Heimlich
-
Tiếp tục thực hiện luân phiên những
thao tác trên cho đến khi dị vật được tống ra
-
Nếu nạn nhân bất tỉnh, nhanh chóng
tiến hành hồi sức tim phổi cơ bản tại hiện trường và gọi trung tâm cấp cứu gần
nhất2
🗶 KHÔNG
NÊN:
Để nắm rõ
cách sơ cứu người bị mắc nghẹn hiệu quả nhất, mời bạn theo dõi chi tiết cách xử
lý qua video clip hướng dẫn 2 phút sơ cứu by Generali!
Tài liệu tham khảo
-
Choking:
First aid, Mayo Clinic. Nguồn: https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-choking/basics/art-20056637
-
The
ABCDE Approach, Reuscitation Council UK. Nguồn: https://www.resus.org.uk/library/abcde-approach
(*) Bài viết đã được tư vấn bởi Bác sĩ
chuyên khoa 1, Nguyễn Tất Thành, nguyên bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2, hiện công
tác viện nghiên cứu y khoa Woolcock và đại học Sydney, Úc.