Nhưng bạn đã biết các cách để xử lý khẩn cấp để có thể ngăn ngừa việc vết thương do bỏng có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo chưa? Hãy để 2 Phút Sơ Cứu cùng bạn tìm hiểu các cách xử lý hiệu quả nhưng lại nhanh chóng nhé!
Nguyên nhân gây bỏng
Các nguyên nhân gây bỏng thường gặp: Bỏng do nhiệt, bỏng điện, bỏng do hóa chất và bỏng do các tia vật lý.
Bỏng do nhiệt độ có 2 dạng: Bỏng khô: bỏng vì lửa, bô xe máy,…
Bỏng ướt: bỏng vì dầu mỡ nóng, nước sôi, hơi nước,...
Bỏng điện là do bị điện giật, tia sét.
Bỏng do hóa chất như chất tẩy rửa có chứa axit và kiềm (bazơ)
Bỏng do các tia vật lý như tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X,...
Các mức độ khi bị bỏng
Tùy theo mức độ bỏng và diện tích bỏng rất cần thiết để đánh giá độ nặng và xử trí phù hợp.
Có nhiều cách chia độ bỏng, cách chia sau đây đơn giản và dễ thực hành. Độ bỏng được xác định như sau 1,2:
Bỏng độ 1: Bỏng bề mặt - vùng bỏng sẽ ửng đỏ, đau và sưng nhẹ.
Bỏng độ 2: Bỏng một phần da - vết bỏng dày hơn, da rất đỏ, sưng nhiều và cảm thấy rất đau và trên da xuất hiện mụn nước.
Bỏng độ 3: Bỏng toàn bộ các lớp da và mô mỡ dưới da (hạ bì) - da bòng có màu trắng, nâu. Vết bỏng có thể đau rất ít, thậm chí không đau do dây thần kinh và mô da bị tổn thương.
Bỏng độ 4: Bỏng đến tận lớp gân cơ xương- da nâu như than cháy khô và mất cảm giác. Nguy cơ nhiễm trùng da tăng rất nhiều với bỏng độ 3 và độ 4.
Xác định diện tích bề mặt da bị bỏng theo “quy tắc số 9”. “Quy tắc số 9” phân chia từng phần cơ thể người lớn thành những khoảng diện tích 9%: toàn bộ diện tích đầu và cổ; cũng như vậy đối với mỗi chi trên. Thân trước (bụng và ngực), thân sau (lưng) và mỗi chi dưới được tính 2 lần 9%, là 18%. Bộ phận sinh dục ngoài và vùng hội âm là 1%.