Những sai lầm trong sơ cứu động kinh bạn cần tránh và cách thực hiện đúng

Những sai lầm trong sơ cứu động kinh bạn cần tránh và cách thực hiện đúng
  • View
  • phút đọc
Khi gặp người bị động kinh, cần lưu ý không áp dụng theo những “phương pháp dân gian" hoặc các hướng dẫn không chính thống.

Động kinh là gì?

Động kinh (dân gian gọi là giật kinh phong), là một rối loạn thần kinh liên quan đến tình trạng phóng điện bất thường ở các tế bào thần kinh não. Điều này tạo ra những cơn co giật, thay đổi hành vi, mất ý thức ở người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra động kinh2, các nguyên nhân sau đây thường gặp:

  • Bất thường cấu trúc não

  • Di truyền (gen đột biến)

  • Sang chấn trong khi sinh

  • Chấn thương sọ não

  • Cơn tăng huyết áp khẩn cấp, thiếu máu não cục bộ

  • Viêm não-màng não

  • Viêm não tự miễn sau nhiễm một số siêu vi

  • Ngộ độc thuốc và độc chất

  • Các bệnh rối loạn chuyển hóa

  • Động kinh vô căn

Động kinh có thể được chia thành các thể chính sau3,4: động kinh khu trú (hay cục bộ) và động kinh toàn thể, cơn vắng ý thức và một số thể động kết hợp.

Những dấu hiệu động kinh bạn dễ nhận biết

Dấu hiệu động kinh có thể khác nhau tùy theo loại cơn động kinh4. Một số người chỉ nhìn chằm chằm trong vài giây (hay còn gọi cơn vắng ý thức), một số co giật toàn bộ cơ thể, một số người lại có những hành vi lặp lại hoặc bất thường. Các triệu chứng thường gặp của động kinh4:

  • Mất ý thức

  • Co giật hoặc run giật các chi hoặc cơ thể

  • Chảy nước miếng, mà không kiểm soát được

  • Cắn lưỡi

  • Mắt trợn trừng hoặc quay về một bên

  • Khó thở hoặc ngừng thở

  • Tiếng rên rỉ hoặc kêu la

  • Các thay đổi về hành vi và nhận thức

  • Mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện

Xử trí suy hô hấp cấp, an toàn và hiệu quả cùng 2 Phút Sơ Cứu với Generali
Khỏe Như Ý

Xử trí suy hô hấp cấp, an toàn và hiệu quả cùng 2 Phút Sơ Cứu với Generali

12.09.2024 | 65 View | 10 phút đọc

Suy hô hấp cấp là một cấp cứu khẩn cấp, cần được xử trí nhanh để giảm di chứng và tử vong.

Phương pháp sơ cứu động kinh đúng bạn cần biết

Khi gặp người bị động kinh, đầu tiên, bạn cần bình tĩnh, không hoảng loạn để có thể sơ cứu động kinh tốt nhất. Cần lưu ý không áp dụng theo những “phương pháp dân gian" hoặc các hướng dẫn không chính thống.  

Thay vào đó, hãy áp dụng 2 phút sơ cứu động kinh như dưới đây nhé !

  • Kiểm tra tình trạng hô hấp và khả năng tri giác của người bệnh

  • Kiểm tra mạch đập

  • Kê gối mềm hoặc áo khoác để ngửa cổ, nâng cằm người bệnh lên

  • Lau sạch đàm nhớt để giúp đường thở được thông thoáng

Một số lưu ý khác bạn nên khi nhớ khi giúp người bị động kinh5:

✔ NÊN:

  • Đặt bệnh nhân nằm thoải mái

  • Đặt một chiếc gối / áo khoác dưới cổ sau đó ngửa cổ, nâng cằm bệnh nhân lên

  • Đặt người bệnh nằm nghiêng sang một bên để dễ làm sạch đàm nhớt và chất nôn

  • Ghi nhận thời gian cơn co giật

  • Gọi nhân viên y tế hỗ trợ nếu cơn co giật kéo dài > 5 phút 

🗶 KHÔNG NÊN:

  • Không đặt bất cứ thứ gì vào miệng bệnh nhân trong cơn động kinh

  • Không cho bệnh nhân uống nước, thuốc hay thức ăn khi đang xảy ra co giật để tránh bị ngạt đường thở.  

Cách sơ cứu động kinhĐể nắm rõ cách sơ cứu người bị động kinh hiệu quả nhất, mời bạn xem video clip 2 Phút Sơ Cứu dưới đây nhé!


Tài liệu tham khảo

  1. Epilepsy, Mayo Clinic. Nguồn: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epilepsy/symptoms-causes/syc-20350093

  2. Delanty N, Vaughan CJ, French JA. Medical causes of seizures. Lancet. 1998 Aug 1;352(9125):383-90. doi: 10.1016/S0140-6736(98)02158-8.

  3. Scheffer IE, Berkovic S, Capovilla G, Connolly MB, French J, Guilhoto L, et al. ILAE classification of the epilepsies: Position paper of the ILAE Commission for Classification and Terminology. Epilepsia. 2017 Apr;58(4):512-521.

  4. Sarmast ST, Abdullahi AM, Jahan N. Current Classification of Seizures and Epilepsies: Scope, Limitations and Recommendations for Future Action. Cureus. 2020 Sep 20;12(9):e10549. doi: 10.7759/cureus.10549.

  5. General First Aid for Seizure, Epilepsy Foundation. Nguồn: https://www.epilepsy.com/recognition/seizure-first-aid  

(*) Bài viết đã được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa 1, Nguyễn Tất Thành, nguyên bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2, hiện công tác viện nghiên cứu y khoa Woolcock và đại học Sydney, Úc.

Chia sẻ bài viết trên

logo

by Generali Viet Nam

Content Creator | Generali Vietnam

Bài viết liên quan

Sơ cứu chấn thương cho người bị tai nạn giao thông
Khỏe Như ÝSơ cứu chấn thương cho người bị tai nạn giao thông
12.09.2024 | 61 View | 10 phút đọc
Tai nạn giao thông ở Việt Nam xảy ra thường xuyên, ước tính trong năm 2022 đã có 11,450 vụ tai nạn diễn ra. Do đó, nếu nạn nhân được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ tử vong và các di chứng.
Sơ cứu khi bị điện giật, Các lưu ý và Cách đề phòng
Khỏe Như ÝSơ cứu khi bị điện giật, Các lưu ý và Cách đề phòng
12.09.2024 | 96 View | 10 phút đọc
Tai nạn điện giật trong cuộc sống sinh hoạt thường do bất cẩn như tay ướt tiếp xúc với các thiết bị điện hay ổ điện, ổ cắm điện được đặt thấp ngang tầm tay trẻ em... Khi gặp tình huống nạn nhân bị điện giật cần phải sơ cứu kịp thời và đúng cách, tăng khả năng cứu sống nạn nhân do điện giật và đảm bảo an toàn cho người tiến hành sơ cứu.
Sơ Cứu Nạn Nhân Đuối Nước Đúng Cách Và Những Điều Cần Lưu Ý
Khỏe Như ÝSơ Cứu Nạn Nhân Đuối Nước Đúng Cách Và Những Điều Cần Lưu Ý
12.09.2024 | 71 View | 10 phút đọc
Nếu nạn nhân đuối nước không được sơ cứu đuối nước kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng và di chứng nặng (nhất là não bộ), thậm chí là tử vong.
text
slogan
Theo dõi Generali trên mạng xã hội
text
text
text
text
(*) Theo Báo cáo Phí Bảo hiểm trực tiếp năm 2023 từ ANIA Hiệp hội các công ty bảo hiểm quốc gia
text
PHONG CÁCH SỐNG NHƯ Ý
texttext
DMCA Protection Badge
© Bản quyền thuộc về Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam