Trẻ trầm cảm vì áp lực gia đình: làm sao để giúp con?

Đây là những dấu hiệu thường gặp của chứng trầm cảm. Một trong những nguyên do có thể là từ áp lực gia đình.
  • View
  • phút đọc
Nếu gần đây gia đình bạn có nhiều vấn đề khiến con thay đổi thói quen, hay lo âu, hoặc không còn vui như trước, hãy để ý những nguy cơ sau đây.

Con từng rất mê chơi game, nhưng dạo gần đây lại không đụng vào máy game nữa. Con bắt đầu biếng ăn, ăn không ngon miệng, ngủ quá nhiều hoặc bị mất ngủ, thức dậy rất sớm. Đã lâu không thấy con cười nói, vui tươi, mà cả ngày trông con mệt mỏi và buồn bã – con cảm thấy cuộc sống vô nghĩa. Kết quả học tập của con giảm sút mà không rõ lý do.

Đây là những dấu hiệu thường gặp của chứng trầm cảm. Một trong những nguyên do có thể là từ áp lực gia đình.


Đây là những dấu hiệu thường gặp của chứng trầm cảm. Một trong những nguyên do có thể là từ áp lực gia đình.

Cảnh giác với áp lực gia đình khiến trẻ trầm cảm

Nếu gần đây gia đình bạn có nhiều vấn đề khiến con thay đổi thói quen, hay lo âu, hoặc không còn vui như trước, hãy để ý những nguy cơ sau đây.

Kỳ vọng thành tích từ cha mẹ

Con bị áp lực từ kỳ vọng của cha mẹ là trường hợp rất phổ biến. Cha mẹ mong con phải học giỏi, nhất là giỏi những môn mà cha mẹ thấy có giá trị, trong khi con lại không có khiếu trong những môn đó. Cha mẹ hi vọng con có thành tích để nở mày nở mặt, nhưng con vốn không thích học hoặc gặp vấn đề trên trường mà không có ai phát hiện và giúp đỡ. Con có sự cố gắng trong học tập, nhưng không được cha mẹ công nhận, khiến con chán ngán học hành. Từ đó, sự chán ngán, lo sợ kết quả học tập không tốt dần tích lũy và đẩy con rơi vào trầm cảm.

Cha mẹ, người thân có nhiều mâu thuẫn

Mâu thuẫn giữa người thân, cha mẹ trong nhà gây áp lực tâm lý rất nặng nề lên con trẻ, nhất là những bé có tính nhạy cảm, lòng trắc ẩn, mang nhiều cảm xúc. Dù đây là cãi vã trong nhà hay chiến tranh lạnh, trẻ em bị giằng xé giữa hai bên sẽ cảm thấy hoang mang, không biết nên theo ai, và lo sợ bị bỏ rơi.

Lâu dần, khi gia đình không còn là nơi nương tựa tinh thần vững chắc, bé sẽ tự rút vào trong và không dám nói lên nỗi lòng, từ đó dẫn đến việc tự cô lập một mình. Nếu bé không tìm được bạn bè hay người lớn chịu lắng nghe, thì sẽ dần cảm thấy tuyệt vọng và trầm cảm.


Đây là những dấu hiệu thường gặp của chứng trầm cảm. Một trong những nguyên do có thể là từ áp lực gia đình.

Áp lực tài chính

Trẻ em trong gia đình khó khăn về tài chính có thể chịu nhiều thiệt thòi so với những bé khác. Nếu cha mẹ không khéo léo khi nói đến chuyện tiền bạc với con, có thể làm cho trẻ mang cảm giác mặc cảm và xa cách với bạn bè.

Ngoài ra, trẻ em trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn thường muốn sớm đóng góp cho gia đình từ rất sớm. Các em phải gánh thêm trách nhiệm chăm sóc người thân hoặc kiếm tiền nuôi gia đình. Khi gánh nặng này vượt quá khả năng, trẻ sẽ cảm thấy bất lực, từ đó rơi vào trầm cảm.

Con chịu quá nhiều áp lực gia đình – làm sao để giúp con?

Đối với trẻ em, sự đánh giá của cha mẹ chính là cách các bé nhận biết giá trị của bản thân.

Khéo léo tìm hiểu nguyên do gây áp lực

Cha mẹ cần kiên nhẫn, khéo léo hỏi han, quan sát để tìm ra được nguyên do gây áp lực. Có thể ban đầu cha mẹ sẽ thấy những lý do này không chính đáng, nhưng cần bỏ thời gian nghe con chia sẻ nỗi niềm để thấu hiểu tại sao con bị áp lực.


Đây là những dấu hiệu thường gặp của chứng trầm cảm. Một trong những nguyên do có thể là từ áp lực gia đình.

Tiết chế kỳ vọng về thành tích

Mong con có thành tích tốt là rất bình thường, nhưng cha mẹ cần hiểu con để có kỳ vọng phù hợp với tính tình và nguyện vọng của bé. Cha mẹ không nên quá áp đặt hoài bão của bản thân lên con, vì dù có là người sinh con ra, nhưng sau này con vẫn cần xây dựng cuộc sống riêng, theo đuổi ước mơ đúng với nguyện vọng của mình. Nếu nhận thấy kỳ vọng của mình đang gây áp lực cho con, cha mẹ cần điều chỉnh cho phù hợp hơn với sở thích và chí hướng của con.

Kiểm soát tốt cảm xúc trước mặt con

Trẻ em thường rất nhạy cảm với cảm xúc, giọng điệu, lời nói của người lớn. Khi căng thẳng hay thất vọng, cha mẹ cần tìm cách kiểm soát cảm xúc, nói chuyện với con một cách bình tĩnh, tránh quát mắng để con không bị sợ hãi, hiểu lầm ý cha mẹ. Cha mẹ cần thận trọng với những lời mỉa mai

Tìm đến tham vấn tâm lý và trị liệu

Khi không thể trực tiếp giúp con, cha mẹ nên tìm sự trợ giúp của dịch vụ tham vấn tâm lý và trị liệu càng sớm càng tốt. Các nhà tham vấn được đào tạo chuyên môn có thể giúp trẻ vị thành niên đối mặt với áp lực từ gia đình, nhận biết và điều tiết cảm xúc, nâng đỡ cho con đi qua giai đoạn khó khăn này.


Đây là những dấu hiệu thường gặp của chứng trầm cảm. Một trong những nguyên do có thể là từ áp lực gia đình.


Nguồn tham khảo

  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/canh-giac-tre-tram-cam-vi-ap-luc-gia-dinh/
  • https://vnexpress.net/3-kieu-gia-dinh-de-khien-tre-tram-cam-4237254.html
  • https://tamly.com.vn/tram-cam-vi-ap-luc-gia-dinh-3078.html
  • https://tamlytrilieunhc.com/tre-bi-tram-cam-vi-ap-luc-gia-dinh-12131.html

Chia sẻ bài viết trên

logo

by Generali Viet Nam

Content Creator | Generali Vietnam

Bài viết liên quan

ap-luc-ky-vong-cua-cha-me
Dạy Con Như ÝÁp lực từ kỳ vọng của cha mẹ sẽ nhẹ nhàng khi thấu hiểu con cái
01.11.2022 | 7.8k View | 4 phút đọc
Sự kỳ vọng quá nhiều từ cha mẹ sẽ khiến con cái luôn sống trong áp lực phải cố gắng hết sức để thực hiện mong muốn không phải của mình. Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con đạt được thành công và thoải mái theo đuổi cuộc sống như ý?
thumbnail
Khỏe Như ÝBí quyết dinh dưỡng giúp phòng tránh béo phì ở trẻ em
01.08.2022 | 1.2k View | 5 phút đọc
Cha mẹ luôn luôn mong muốn đem lại những điều tốt nhất cho con, cũng như hy vọng trẻ luôn được vui vẻ và khỏe mạnh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh ở châu Á - đặc biệt là Việt Nam - thường cho rằng những đứa trẻ mập tròn, mũm mĩm là khoẻ mạnh; còn những trẻ hơi gầy thì xem là ốm yếu, không khỏe mạnh.
day-tre-con-ve-giao-thong-thumbr
Dạy Con Như Ý5 cách cha mẹ giúp trẻ nhỏ vui học về an toàn giao thông
10.06.2022 | 2.1k View | 3 phút đọc
Việc dạy con những kiến thức về an toàn giao thông là điều các bậc cha mẹ cần phải làm. Chúng ta nên hướng dẫn trẻ một số điều căn bản nhất để trẻ có thể tự bảo vệ an toàn của mình, và có thể là cả bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
text
slogan
Theo dõi Generali trên mạng xã hội
text
text
text
text
(*) Theo Báo cáo Phí Bảo hiểm trực tiếp năm 2023 từ ANIA Hiệp hội các công ty bảo hiểm quốc gia
text
PHONG CÁCH SỐNG NHƯ Ý
texttext
DMCA Protection Badge
© Bản quyền thuộc về Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam