Oprah Winfrey từng nói: “Giáo dục chính là chìa khóa mở cửa thế giới, là tấm hộ chiếu đi đến tự do”. Có thể nói, giáo dục sẽ mở ra cho con một tương lai nhiều hướng để phát triển sự nghiệp và có khả năng thành công trong cuộc sống cao hơn. Chính vì vậy, hầu như ai trong chúng ta cũng muốn con cái có được nền tảng giáo dục tốt nhất cho thể.
Để đảm bảo cho con mình một hành trình học vấn thông suốt và chất lượng, bạn cần chuẩn bị sẵn một quỹ tài chính đủ để trang trải học phí và các chi phí liên quan trong suốt quá trình đó. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không biết mình phải tích lũy số tiền bao nhiêu và lập kế hoạch thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Generali xin gợi ý cho bạn 5 bước giúp hỗ trợ trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện quỹ học tập này!
Xác định thời gian tích lũy
Đầu tiên, bạn cần tính toán số năm từ nay đến khi con bạn vào đại học. Số năm này sẽ giúp bạn quyết định khoảng thời gian tích lũy phù hợp để hiện thực hóa kế hoạch.
Khoảng thời gian càng dài thì bạn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc lập kế hoạch, tích luỹ, đầu tư và điều chỉnh khi cần. Vì vậy, hãy bắt đầu càng sớm, càng tốt bạn nhé!
Ước tính chi phí cần thiết
Yếu tố quan trọng nhất trong kế hoạch này chính là tổng chi phí cần thiết cho việc học đại học của con. Con số này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ:
- Bạn muốn con mình học trong nước hay du học?
- Bạn dự tính cho con học trường tư thục hay công lập?
- Bạn muốn cho con học cả bậc đại học và sau đại học hay chỉ một trong hai bậc ấy?
- Bạn đã tính cả những chi phí khác như sinh hoạt phí, ăn uống chưa?
Khi đã có tổng chi phí ước tính, bạn đừng quên tính thêm các khoản tăng thêm do lạm phát, trượt giá hàng năm. Nếu bỏ qua khoản lạm phát, cuối cùng, bạn sẽ không tích luỹ đủ số tiền cần thiết. Hiện nay, con số an toàn để tính lạm phát là khoảng 10 - 12%/năm.
Kiểm tra tổng tài sản và khoản nợ bạn đang có
Tiếp theo, bạn cần liệt kê tất cả các tài sản, khoản tiền tiết kiệm, cũng như nợ mình đang có. Việc này sẽ giúp bạn có một cái nhìn thực tế về tình hình tài chính hiện tại của mình và lập kế hoạch chính xác hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần tách bạch rõ ràng khoản tích luỹ/ đầu tư cho việc học tập của con và những dự định khác, như về hưu, sửa nhà, mua xe…