muc-boi-thuong-bao-hiem-tai-nan-Mobile1.jpg

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Mức Bồi Thường Bảo Hiểm Tai Nạn Là Bao Nhiêu?

KIẾN THỨC BẢO HIỂM

Mức Bồi Thường Bảo Hiểm Tai Nạn Là Bao Nhiêu?

Cập nhật: 14.03.2025   4 phút để đọc

Bảo hiểm tai nạn là một hình thức bảo hiểm cung cấp các khoản thanh toán khi người mua bảo hiểm bị thương hoặc tử vong do tai nạn. Các khoản được bồi thường sẽ bao gồm chi phí y tế và các chi phí khác liên quan đến sự việc tai nạn. Giống như các hình thức bảo hiểm khác, chế độ bảo hiểm tai nạn giúp bảo vệ sự an toàn, tính mạng cũng như mang đến nhiều quyền lợi cho người mua bảo hiểm.

Vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông là gì? Mức bồi thường bảo hiểm tai nạn theo quy định mới nhất là bao nhiêu? Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại khi nào? Cùng tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết sau!

1. Quy Định Bồi Thường Thiệt Hại Khi Xảy Ra Tai Nạn

Theo quy định tại Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:

Khi xảy ra tai nạn giao thông, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tham gia xác định nguyên nhân tai nạn và bồi thường thiệt hại theo đúng hợp đồng bảo hiểm mà chủ phương tiện giao thông cơ giới đã ký kết.

Điều 7 Nghị định 103/2008/NĐ-CP quy định phạm vi bồi thường thiệt hại của bên bảo hiểm khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:

1. Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

2. Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

muc-boi-thuong-bao-hiem-tai-nan-01.jpg

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng khi xảy ra tai nạn

2. Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Không Bồi Thường Thiệt Hại Khi Nào?

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 103/2008/NĐ-CP Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

  • Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.
  • Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
  • Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.
  • Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
  • Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
  • Chiến tranh, khủng bố, động đất.
  • Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

muc-boi-thuong-bao-hiem-tai-nan-02.jpg

Trong một số trường theo quy định, công ty bảo hiểm sẽ không phải bồi thường

3. Mức Bồi Thường Bảo Hiểm Tai Nạn Là Bao Nhiêu?

Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Điều 4 Thông tư 126/2008/TT-BTC (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 151/2012/TT-BTC, Thông tư số 43/2014/TT-BTC) như sau:

4.1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 70.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.

4.2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 40.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.

4.3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 70.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.”

Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 2, ban hành kèm theo Thông tư số 151/2012/TT-BTC, hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa chủ xe cơ giới và người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 151/2012/TT-BTC.

Trường hợp có quyết định của tòa án thì căn cứ vào quyết định của tòa án, nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 151/2012/TT-BTC.

Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản trong 1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Khi xảy ra tai nạn giao thông, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường về tài sản và con người trong phạm vi theo quy định pháp luật. Mức bồi thường bảo hiểm tai nạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tuy nhiên không vượt quá mức quy định. Có thể thấy bảo hiểm tai nạn con người mang lợi ích cho bạn khi không may gặp phải tai nạn. Do đó, hãy tham gia bảo hiểm từ sớm để đảm bảo các quyền lợi của bản thân.

4. Thủ Tục Để Hưởng Bồi Thường Chế Độ Bảo Hiểm Tai Nạn Như Thế Nào?

Việc nắm rõ các thủ tục hưởng bảo hiểm tai nạn là rất quan trọng để giúp bạn đảm bảo quyền lợi, tiết kiệm thời gian và tránh gặp phải các vấn đề trong quá trình hưởng bồi thường. Thông thường thủ tục hưởng bảo hiểm tai nạn sẽ được thực hiện như sau:

  1. Kê khai sự việc tai nạn: Gửi thông tin về sự việc tai nạn và thông tin cá nhân đến nhà cung cấp bảo hiểm.
  2. Xác minh thông tin: Nhà cung cấp bảo hiểm sẽ kiểm tra và xác minh thông tin về sự việc tai nạn và thông tin cá nhân.
  3. Yêu cầu tài liệu: Nếu cần thiết, nhà cung cấp bảo hiểm sẽ yêu cầu bạn cung cấp các tài liệu liên quan đến sự việc tai nạn và tình trạng sức khỏe sau khi tai nạn.
  4. Xét duyệt yêu cầu: Nhà cung cấp bảo hiểm sẽ xét duyệt yêu cầu bồi thường của bạn dựa trên thông tin và tài liệu đã cung cấp.
  5. Thanh toán bồi thường: Nếu yêu cầu được duyệt, nhà cung cấp bảo hiểm sẽ thanh toán bồi thường cho bạn theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Che-do-bao-hiem-tai-nan-va-cac-thu-tuc-huong-muc-boi-thuong-moi-nhat-nam-2023-5.jpg

 

Để nhận được các chế độ bảo hiểm tai nạn cá nhân một cách nhanh chóng, việc cung cấp đầy đủ các loại tài liệu cần thiết cho công ty bảo hiểm là vô cùng quan trọng. Các loại giấy tờ cần thiết bao gồm:

  • Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có chứng chỉ định danh: Để xác định thông tin cá nhân và xác nhận quyền lợi bảo hiểm.
  • Bản ghi nhớ về sự việc tai nạn: Bao gồm các chi tiết về sự việc tai nạn, như thời gian, địa điểm và nguyên nhân.
  • Bảng chấm công hoặc bằng chứng làm việc: Để xác nhận quan hệ lao động của bạn và cho biết bạn đang làm việc tại thời điểm tai nạn xảy ra.
  • Bảng khám bệnh hoặc bản ghi y tế: Để xác nhận tình trạng sức khỏe của bạn sau khi bị tai nạn.
  • Các bản ghi khác liên quan đến sự việc tai nạn: Bao gồm bản ghi từ các cơ quan công an hoặc báo cáo từ chuyên gia về tình trạng sức khỏe của bạn sau khi tai nạn.

Lưu ý: các yêu cầu tài liệu có thể thay đổi tùy theo nhà cung cấp bảo hiểm và chế độ bảo hiểm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mức bồi thường bảo hiểm tai nạn mới nhất. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về chế độ bảo hiểm tai nạn cũng như nắm rõ các bước thủ tục để có thể nhận bồi thường. Đừng quên theo dõi và cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác từ Generali Việt Nam nhé.


logo footer
Theo dõi Generali trên mạng xã hội
text
text
text
text
text
PHONG CÁCH SỐNG NHƯ Ý
texttext
DMCA Protection Badge
© Bản quyền thuộc về Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam