Generali duy trì đà tăng trưởng liên tục trong hoạt động kinh doanh, khẳng định vị thế tài chính vững chắc
Doanh thu phí gộp tăng lên mức 60,5 tỷ Euro (+4,7% so với cùng kỳ năm 2022) nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng bảo hiểm phi nhân thọ (+11,4% so với cùng kỳ năm 2022). Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (BHNT) tập trung vào dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo vệ, phù hợp với chiến lược của Tập đoàn.
Phó Tổng Giám đốc Tài chính Tập đoàn Generali, ông Cristiano Borean, nhận định: “Tập đoàn Generali tiếp tục duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2023 nhờ sự phát triển mạnh mẽ của cả kết quả hoạt động và lợi nhuận ròng mặc dù chịu tác động lớn từ thiên tai, chứng minh khả năng hồi phục của Tập đoàn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và địa chính trị đầy thách thức. Thực thi chiến lược của Tập đoàn, chúng tôi cam kết duy trì nghiệp vụ xuất sắc trong mảng phi nhân thọ, trong khi mảng BHNT, chúng tôi tiếp tục tập trung vào các mảng kinh doanh có khả năng sinh lời tốt nhất. Nhờ mô hình kinh doanh đa dạng và nguồn vốn vững chắc, Generali đang duy trì đà thành công để đạt được các mục tiêu của chiến lược “Người bạn Trọn đời 24: Thúc đẩy Tăng trưởng”
-------------------------------
[1] Bắt đầu từ quý 1 năm 2023, các liên doanh kênh Ngân hàng của Cattolica (các công ty Vera và BCC) được coi là 'nhóm thanh lý tài sản nắm giữ để bán' theo chuẩn mực báo cáo quốc tế số IFRS 5 và do đó, kết quả của các công ty này được phân loại lại trong 'Kết quả của các hoạt động bị ngừng'. Do đó, kết quả của Tập đoàn trong quý 1 năm 2022 được trình bày vào năm ngoái đã được trình bày lại. Các thay đổi trên phí bảo hiểm, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và doanh thu khai thác mới được phản ánh trên các điều kiện tương đương (theo tỷ giá và phạm vi hợp nhất không đổi). Các số liệu được làm tròn đến dấu thập phân đầu tiên, và trong một vài trường hợp, các số liệu khi cộng dồn có thể không bằng với số tổng. Việc làm tròn có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ phần trăm thể hiện.
[2]Lợi nhuận thuần điều chỉnh và định nghĩa Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (“EPS”) bao gồm điều chỉnh cho: 1) lợi nhuận hoặc lỗ từ tài sản được đánh giá giá trị thực tế thông qua lợi nhuận hoặc lỗ (FVTPL) trên doanh nghiệp không tham gia và quỹ cổ đông, 2) ảnh hưởng của hiệu ứng siêu lạm phát theo chuẩn mực IAS 29, 3) trải giá tri của tài sản vô hình liên quan đến sáp nhập và mua lại, 4) ảnh hưởng của lợi nhuận và lỗ từ các giao dịch sáp nhập và thanh lý. Việc tính toán EPS dựa trên số trung bình trọng số của 1,541,612,523 cổ phiếu đang lưu hành và không bao gồm trọng số trung bình của cổ phiếu quỹ bằng 28,467,800.