- View
- phút đọc
Bạn biết gì về nhồi máu cơ tim? Hẳn là nhiều người trong chúng ta đều biết ai đó mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này, tuy nhiên không có nhiều người biết vì sao và làm cách nào hiện tượng nhồi máu cơ tim này xảy ra. Trên thực tế, vì thiếu thông tin nên nhiều người không biết khi nào cơn đau tim xảy ra.
Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi có cục máu đông chặn dòng máu đến tim. Khi không có máu, các mô sẽ mất oxy và chết. Triệu chứng của nhồi máu cơ tim bao gồm cảm giác căng tức hoặc đau ở ngực, cổ lưng hoặc cánh tay, cảm giác mệt mỏi, choáng váng, nhịp tim bất thường và lo lắng.
Tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim đang gia tăng ở Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết tỷ lệ tử vong từ bị nhồi máu cơ tim ngày càng gia tăng ở mức báo động ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam. Ngày nay ở Việt Nam, tỷ lệ nhồi máu cơ tim là rất cao. “Trong 100 ca tử vong thì có 33 ca do nhồi máu cơ tim”, dẫn lời Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương.
Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim là gì?
Bệnh tim mạch vành (CHD) là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim. CHD là tình trạng các động mạch vành (mạch máu chính bơm máu cho tim) bị tắc nghẽn do lắng đọng cholesterol. Cholesterol đọng ở mạch vành lâu ngày sẽ hình thành các mảng xơ vữa.
Trước khi cơn đau tim xảy ra, một phần trong các mảng xơ vữa bị vỡ ra, khiến cục máu đông hình thành tại vị trí bị vỡ. Cục máu đông này có thể ngăn chặn nguồn cung cấp máu cho tim, gây ra nhồi máu cơ tim.
Làm thế nào để biết bản thân có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim? Thực tế là bệnh này có nhiều biểu hiện nhất định, tuy nhiên có thể có sự khác nhau giữa nam và nữ. Bạn có thể tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về những dấu hiệu của bệnh.
5 thực phẩm chữa lành cơ thể từ bên trong
- View
- phút đọc
Generali gợi ý cho bạn 5 loại thực phẩm chữa lành cơ thể để đưa vào bữa ăn hàng ngày!
Những tác nhân làm tăng nguy cơ gây đau tim là gì?
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành CHD gia tăng khi bạn:
- Hút thuốc
- Có một chế độ ăn nhiều chất béo
- Mắc bệnh tiểu đường
- Có hàm lượng cholesterol trong máu cao
- Bị cao huyết áp
- Thừa cân, béo phì
Phòng ngừa nhồi máu cơ tim bằng cách cải thiện lối sống
Để giảm thiểu nguy cơ bị đau tim, bạn nên cải thiện lối sống như sau:
- Giảm cân và giữ mức cân nặng khỏe mạnh tùy theo thể trạng của bạn. Chỉ số khối cơ thể thông thường giao động từ 18.5 đến 24.9.
- Cai thuốc lá. Hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm như kẹo cao su hoặc miếng dán nicotine.
- Tập thể dục thường xuyên như đi bộ tối thiểu 30 phút với tần suất 3 tới 4 lần một tuần.
- Ăn uống lành mạnh, cân bằng với ít thịt đỏ, nhiều trái cây, rau xanh, chất xơ và chất béo lành mạnh như trái bơ, dầu cá.
- Ngủ sâu và nghỉ ngơi đầy đủ. Một nghiên cứu cho biết đi ngủ lúc 22-23 giờ có thể là thời điểm lý tưởng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
- Kiểm soát căng thẳng bằng thiền định.
Phòng bệnh luôn song hành cùng việc tự bảo vệ
Chúng ta không thể lường trước được mọi tình huống trong cuộc sống, vì vậy bạn nên bổ sung thêm một lớp bảo vệ cho cuộc sống năng động hiện tại với VITA – Sức Khỏe Vàng – Phiên bản 3 của Generali để không phải lo lắng về việc thanh toán các chi phí điều trị liên quan đến nhồi máu cơ tim.
by Generali Viet Nam
Bài viết liên quan
5 Mẹo kích thích cơ thể tạo hormone hạnh phúc giúp bạn yêu đời hơn
- View
- phút đọc
Có thể bạn chưa biết một số hoạt động thường ngày như tập thể dục, nấu ăn hay nghe nhạc có thể giúp tăng lượng hormone hạnh phúc một cách tự nhiên.
8 bước thực hành thiền định đơn giản, giúp tạo thói quen tích cực dài lâu
- View
- phút đọc
Thực hành thiền định thường xuyên là một cách giảm căng thẳng hiệu quả và hơn hết, bạn sẽ có một cuộc sống vui vẻ luôn sẵn sàng “chill” với những điều nhỏ xíu xiu mỗi ngày.
Bí kíp tăng cường sức khỏe mỗi ngày với Siêu thực phẩm!
- View
- phút đọc
Hãy cùng Generali tìm hiểu một số thông tin hữu ích hữu ích về siêu thực phẩm!