về khỏe như ý

Đột quỵ là gì và cách tốt nhất để phòng chống bệnh đột quỵ

banner
  • View
  • phút đọc
Chia sẻ

Có thể bạn đã nghe nhiều về đột quỵ, tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu về căn bệnh này cũng như nguyên nhân gây bệnh? Đột quỵ là một trọng bệnh ở châu Á, vì tỷ lệ tử vong ở châu Á đặc biệt cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới.

Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vọng và tàn tật ở Việt Nam với 161 ca mắc trên 100,000 người. Từ năm 2016 đến năm 2021, do tính chất nghiêm trọng của đột quỵ, Chính Phủ đã thực hiện nhiều hành động để cải thiện tình trạng này như gia tăng số đơn vị chăm sóc đột quỵ ở các bệnh viên trên phạm vi toàn quốc từ 12 lên 81 đơn vị.

Vậy thì chúng ta cần biết gì về đột quỵ? Cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này qua bài viết sau.

Đột quỵ là gì?

Bệnh đột quỵ là việc não bị tổn thương do nguồn cung cấp máu bị gián đoạn.

Đột quỵ là tình trạng y tế khẩn cấp. Các triệu chứng của đột quỵ bao gồm những khó khăn trong việc đi lại, nói chuyện và thấu hiểu, cũng như cảm giác tê bì, tê liệt vùng mặt, cánh tay hay cẳng chân. Chúng ta sẽ đào sâu thêm về hậu quả của chúng trong đoạn kế tiếp.

Nguyên nhân của đột quỵ là gì?

Có hai loại đột quỵ chính dựa trên nguyên nhân gây tổn hại mạch máu.

1. Đột quỵ do tắc nghẽn động mạch/ thiếu máu cục bộ

Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất. Đột quỵ do tắc nghẽn động mạch xảy ra khi các mạch máu của não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu nghiêm trọng (thiếu máu cục bộ). Các mạch máu bị tắc hoặc hẹp là do chất béo tích tụ trong mạch máu hoặc do cục máu đông hay các mảnh vụn khác di chuyển qua dòng máu, thường là từ tim và đọng lại trong các mạch máu ở não.

Có một số nghiên cứu ban đầu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 [6] có nguy cơ mắc đột quỵ do tắc nghẽn động mạch cao hơn. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn cần phải kiểm chứng thêm.

2. Đột quỵ do xuất huyết

Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc bị vỡ. Xuất huyết não có thể là hậu quả của nhiều bệnh ảnh hưởng lên mạch máu. Các yếu tố dẫn tới đột quỵ xuất huyết bao gồm:

  • Huyết áp cao không kiểm soát được
  • Điều trị quá mức bằng thuốc chống đông máu
  • Phình to ở những điểm yếu trong thành mạch máu (phình động mạch)
  • Chấn thương (chẳng hạn như tai nạn xe hơi)
  • Protein lắng đọng ở thành mạch máu làm suy yếu thành mạch (bệnh mạch máu não dạng bột)
  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ dẫn đến xuất huyết
  • Một nguyên nhân gây xuất huyết não ít phổ biến hơn là vỡ một đám rối bất thường của các mạch máu có thành mạch mỏng (dị dạng động tĩnh mạch)

Ai là người có nguy cơ mắc đột quỵ?

Người mắc các bệnh sau có nguy cơ bị đột quỵ cao:

  1. Người bị huyết áp cao.
  2. Người bị tiểu đường.
  3. Người mắc các bệnh về tim và mạch máu. Những bệnh này có thể tạo ra những cục máu đông hoặc tắc nghẽn như bệnh tim mạch vành, rung tâm nhĩ, bệnh van tim và bệnh động mạch cảnh.
  4. Người có chỉ số LDL cholesterol cao.
  5. Người hút thuốc lá.

Dấu hiệu của đột quỵ

Ở Việt Nam mỗi năm có hơn 200,000 ca đột quỵ, điều này đồng nghĩa với việc đột quỵ ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần biết về các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ. Điều này đặc biệt cần thiết nếu bạn đang sống với những người:

  • Trên 60 tuổi
  • Có huyết áp cao
  • Bị bệnh đái tháo đường

Những biểu hiện và triệu chứng của đột quỵ khác nhau giữa mỗi người, tuy nhiên chúng đều có điểm chung là đều xuất hiện đột ngột.

Mỗi bộ phận của não có nhiệm vụ kiểm soát các bộ phận khác nhau trên cơ thể, do đó, triệu chứng gặp phải sẽ phụ thuộc vào phần não bị ảnh hưởng và mức độ tổn thương tương ứng.

Bốn dấu hiệu đột quỵ thường gặp và triệu chứng đột quỵ sớm

Những triệu chứng đột quỵ điển hình được gọi tắt là FAST:

  1. Gương mặt (Face) –Gương mặt có thể bị xệ về một bên. Người bệnh không thể cười, hoặc vùng miệng hay mắt của họ bị xệ.
  2. Cánh tay (Arms) –Người bệnh không thể nâng và giữ được hai cánh tay bởi cảm giác tê bì hoặc yếu một bên cánh tay.
  3. Lời nói (Speech) –Người bệnh có thể bị líu lưỡi hoặc méo giọng, hoặc hoàn toàn không thể nói được mặc dù nhìn họ có vẻ tỉnh táo. Người bệnh cũng gặp vấn đề trong việc thấu hiểu những điều bạn nói.
  4. Thời gian (Time) – Hãy gọi Cấp cứu 115 ngay lập tức nếu bạn thấy những dấu hiệu hoặc triệu chứng trên.
khỏe như ý

Ung thư là gì và những điều bạn cần biết về ung thư năm 2023

  • View
  • phút đọc

Những kiến thức rất đơn giản về bệnh ung thư sẽ là vũ khí hữu ích giúp bạn phòng chống và phòng ngừa trước triệu chứng đáng lo ngại do căn bệnh này gây ra.

Những triệu chứng không điển hình khác

Những triệu chứng FAST được xem là những triệu chứng phổ biết nhất. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cũng có những biểu hiện khác.

Những dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm:

  1. Tê liệt toàn bộ một bên cơ thể
  2. Đột nhiên mất thị lực
  3. Cảm thấy mệt mỏi
  4. Chóng mặt
  5. Bị lẫn
  6. Gặp khó khăn trong việc thấu hiểu lời nói của người khác
  7. Gặp vấn đề trong việc giữ thăng bằng và phối hợp các bộ phận cơ thể
  8. Khó nuốt
  9. Bị đau đầu đột ngột và dữ dội với hậu quả một cơn đau thắt không giống bất kỳ điều gì đã từng trải qua trước đây.
  10. Mất ý thức

Nhưng bạn cũng nên lưu ý là bên cạnh đột quỵ thì cũng có thể có những bệnh khác ít nghiêm trọng hơn có các triệu chứng này. Do đó, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay khi gặp phải những dấu hiệu này.

Cần làm gì khi gặp người mắc đột quỵ

Phần lớn mọi người thường rơi vào tình trạng hoảng loạn khi gặp người mắc đột quỵ, tuy nhiên, nếu không may bệnh này xảy ra cho những người xung quanh bạn, hãy hít thật sâu, giữ bình tĩnh và thực hiện các bước sau:

  1. Gọi Cấp cứu 115 ngay lập tức.
  2. Ghi lại thời gian bạn thấy triệu chứng đầu tiên.
  3. Thực hiện hô hấp nhân tạo nếu cần.
  4. Không được để người bệnh rơi vào giấc ngủ hoặc ngăn cản bạn gọi cấp cứu 115.
  5. Không cho người bệnh uống thuốc, ăn hoặc uống.
  6. Không được tự lái xe đưa người bệnh đi cấp cứu.

Tại sao nên phòng ngừa đột quỵ càng sớm càng tốt?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó, việc thay đổi lối sống là một bước tuyệt vời để bạn hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ mắc đột quỵ.

Sau đây là 7 cách giúp bạn cải thiện cuộc sống để phòng tránh đột quỵ.

7 cách phòng ngừa đột quỵ cực đơn giản

1. Tập thể dục

Các hoạt động thể chất có thể giúp bạn duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh và giảm hàm lượng cholesterol cũng như huyết áp. Với người lớn, các chuyên gia khuyến nghị nên tập các môn aerobic có cường độ vừa phải như đi bộ nhanh khoảng 2 giờ 30 phút mỗi tuần. Trẻ em và trẻ vị thành niên nên hoạt động thể chất khoảng 1 giờ mỗi ngày.

2. Ăn uống điều độ và cân bằng

Lựa chọn ăn các thực phẩm lành mạnh sẽ giúp bạn phòng tránh đột quỵ. Bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.

Việc ăn các thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và giàu chất xơ có tác dụng ngăn ngừa hàm lượng cholesterol cao. Bạn có thể giảm sử dụng muối trong bữa ăn để điều chỉnh huyết áp. Hàm lượng cholesterol cao và huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ.

3. Duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh với BMI dao động từ 18 đến 25

Thừa cân, béo phì góp phần gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Do đó, bạn nên giảm cân và duy trì mức cân nặng khỏe mạnh bằng một chế độ dinh dưỡng và tập luyện cân bằng.

4. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc đột quỵ. Nếu bạn đang không hút thuốc thì đừng nên bao giờ bắt đầu. Còn nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc để giảm thiểu nguy cơ mắc đột quỵ. Bạn có thể tham khảo lời khuyên từ bác sỹ để bỏ thuốc lá đúng cách.

5. Ngưng uống đồ uống có cồn

Bạn nên tránh việc uống quá nhiều đồ uống có cồn bởi điều này sẽ làm huyết áp tăng cao. Nam giới chỉ nên uống không quá hai ly, và nữ giới chỉ nên dừng lại ở một ly mỗi ngày.

6. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Bạn có thể trao đổi với bác sĩ riêng về các biện pháp cần làm để giảm nguy cơ mắc đột quỵ.

Nếu bạn bị bệnh tim, có chỉ số cholesterol cao, huyết áp cao, hay tiểu đường, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe, từ đó giảm nguy cơ mắc đột quỵ.

7. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng có thể khiển tim làm việc nhiều hơn, làm tăng huyết áp, lượng đường và mỡ trong máu. Những điều này sẽ dẫn tới việc hình thành cục máu đông di chuyển đến tim hoặc não, từ đó gây ra đau tim hoặc đột quỵ.

Rèn luyện sức khỏe cần một tinh thần nghiêm túc

Thay đổi lối sống và làm quen với các thói quen tốt là không hề đơn giản. Tuy nhiên, Generali tin rằng bạn hoàn toàn có thể thay đổi từng bước một với tinh thần nghiêm túc và quyết tâm trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

An tâm vui sống với Generali

Nếu bạn đã và đang tuân thủ theo những biện pháp của Generali để phòng tránh đột quỵ, vậy thì bước tiếp theo bạn có thể thực hiện để thực sự an tâm vui sống đó là trang bị thêm một hàng rào bảo vệ với VITA – Sức Khỏe Vàng – Phiên bản 3 – sản phẩm bảo hiểm với nhiều lợi ích như thời hạn bảo hiểm kéo dài lên tới 85 năm, cũng như chính sách bảo hiểm gấp đôi với bệnh ung thư, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Chia sẻ bài viết trên

by Generali Viet Nam

Content Creator | Generali Vietnam

Bài viết liên quan

khỏe như ý

3 bí quyết giúp xương khớp của bạn luôn khỏe mạnh

  • View
  • phút đọc

Bạn cần biết rằng xương khớp khỏe mạnh là điểm then chốt cho một cuộc sống năng động và không bị chấn thương.

khỏe như ý

5 thói quen giúp bạn luôn trẻ khỏe trong năm mới

  • View
  • phút đọc

Hãy bắt đầu thực hiện 5 thói quen trong bài viết này để luôn trẻ khỏe trong năm 2023 nhé

khỏe như ý

Chăm chỉ chạy bộ buổi sáng bạn sẽ "gặt hái" ít nhất 10 lợi ích này

  • View
  • phút đọc

Chạy bộ buổi sáng được nhiều người lựa chọn như là một cách hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới, bởi ngoài việc đốt cháy calories bạn còn nhận được rất nhiều lợi ích khác nhau.

Bài viết nổi bật

Nhiều người đọc