- View
- phút đọc
Bạn có biết bên cạnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ là một trong những bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên, chỉ có 20% bệnh nhân đột quỵ biết họ có nguy cơ mắc bệnh, trích lời tiến sĩ Trịnh Mỹ Hoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y Tp. Hồ Chí Minh.
Để chống đột quỵ, tiến sĩ Hoa khuyến cáo người bệnh cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh nên điều chỉnh các yếu tố nguy cơ. Bên cạnh đó, tiến sĩ Hoa cũng khẳng định những biện pháp phòng ngừa càng quan trọng hơn với bệnh nhân đã từng mắc đột quỵ, bởi tỷ lệ tái mắc đột quỵ ở người bệnh là 17-18% trong 3 tháng và 25% trong 5 năm.
Phòng ngừa đột quỵ cho người có tiền sử và không có tiền sử mắc đột quỵ
Tiến sĩ Hoa cũng chia sẻ thêm về những yếu tố nguy cơ mà người bệnh cần kiểm soát:
- Thừa cân / béo phì: Giảm cân và duy trì chỉ số BMI ở mức khỏe mạnh (từ 18.5 đến 24.9).
- Tăng huyết áp: Kiểm soát bằng thuốc và chế độ ăn ít muối.
- Đái tháo đường: Kiểm soát bằng thuốc và chế độ ăn ít carb.
- Hút thuốc: Bạn nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt.
- Luyện tập: Tránh lối sống lười vận động bằng cách luyện tập tối thiểu 20-30 phút mỗi ngày.
Cách chống đột quỵ cho bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh
Ở Việt Nam, bệnh nhân mắc đột quỵ thường chỉ điều trị từ 1 đến 3 tháng. Theo Tiến sĩ Hoa, khi người bệnh thấy khỏe hơn và nghĩ rằng mình đang hồi phục tốt, họ thường tự ý dừng dùng thuốc hoặc thậm chí tự đi mua thuốc về uống, điều này có thể dẫn đến tỷ lệ tái phát bệnh rất cao.
Do đó, các bước giúp bệnh nhân có tiền sử mắc đột quỵ phòng bệnh bao gồm:
- Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Chỉ dừng lại cho đến khi bác sĩ cho phép.
- Tái khám thường xuyên: cho đến khi bác sĩ chẩn đoán bạn đã hoàn toàn hồi phục.
- Không mua các loại thuốc khác hoặc đăng ký thêm trị liệu đông ý mà không tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ và dẫn tới các bệnh như trầm cảm, lo âu. Do đó, kiểm soát tốt căng thẳng là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo đoạn văn dưới đây để học cách kiểm soát căng thẳng.
Đột quỵ là gì và cách tốt nhất để phòng chống bệnh đột quỵ
- View
- phút đọc
Generali cùng bạn tìm hiểu thêm về đột quỵ và các cách để phòng chống bệnh đột quỵ này qua bài viết sau.
Cách phòng tránh đột quỵ bằng cách kiểm soát căng thẳng
Thực tế là mỗi người chúng ta đôi khi cũng cảm thấy đôi chút căng thẳng, tuy nhiên việc căng thẳng thường xuyên, kéo dài có thể gây hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả đột quỵ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng mãn tính có thể gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát những nguyên nhân gây căng thẳng, tuy nhiên, điều quan trọng là nhận diện được khi nào bạn cảm thấy căng thẳng và thực hiện các bước để kiểm soát nó. Để thực sự kiểm soát được căng thẳng, bạn có thể phải thực hiện những việc như loại bỏ các nguồn cơn gây căng thẳng trong cuộc sống, hay tìm ra những biện pháp lành mạnh hơn để đối phó với tình huống ví dụ như dành thời gian với những người thân yêu, tập thể dục thường xuyên, thực hành chánh niệm và thiền.
Một cách hữu hiệu để kiểm soát căng thẳng đó là thực hành Chánh niệm và Thiền định. Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc rèn luyện chánh niệm chỉnh một giải pháp giúp giảm mức độ căng thẳng.
Làm thế nào để rèn luyện Chánh niệm như một cách để kiểm soát căng thẳng
Bạn có thể thử những bước đơn giản sau để rèn luyện Chánh niệm:
- Hãy ngồi xuống. Bạn nên tìm một nơi đem lại cảm giác yên tĩnh cho bạn.
- Đặt ra một giới hạn thời gian. Nếu mới bắt đầu, bạn nên luyện tập trong một thời gian ngắn khoảng 5 hoặc 10 phút.
- Chú ý về cơ thể bạn. Bạn có thể ngồi ở bất kỳ tư thế nào miễn là bạn giữ được sự ổn định và thoải mái suốt buổi tập.
- Cảm nhận hơi thở. Hít vào, thở ra, hãy theo sát nhịp thở của bạn.
- Lưu ý khi tâm trí bạn trở nên sao nhãng. Bạn sẽ có xu hướng tập trung vào hơi thở trong một khoảng thời gian. Đừng lo lắng, điều này là bình thường, chỉ cần bạn tập trung trở lại. Bạn cũng có thể thử đếm số nhịp thở để giúp tái tập trung vào thời điểm hiện tại.
- Bạn hoàn toàn có thể để tâm trí mình dạo chơi, miễn là đừng quên kéo nó trở về hiện thực.
Bảo vệ bản thân là một phần không thể thiếu để kiểm soát căng thẳng
Không chỉ giúp phòng ngừa đột quỵ, kiểm soát căng thẳng còn giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và năng xuất hơn. Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để phòng tránh căng thẳng chính là tự bảo vệ bản thân mình.
Generali xin giới thiệu VITA – Sức Khỏe Vàng – Mùa 3, một trong những giải pháp bảo vệ hàng đầu Việt Nam để bạn cân nhắc. Với gói sản phẩm này, bạn có thể hoàn toàn an tâm bởi bạn sẽ được chi trả chi phí điều trị khi mắc đột quỵ và được bảo vệ gấp đôi với mức độ an toàn tài chính cao hơn.
by Generali Viet Nam
Bài viết liên quan
7 điều bạn cần biết về chứng đột quỵ
- View
- phút đọc
Hỏi đáp về chứng đột quỵ. Cùng Generali tìm hiểu về chứng đột quỵ, nguyên nhân và cách phòng ngừa.
Cách phòng tránh bệnh ung thư bằng cải thiện lối sống
- View
- phút đọc
Sau đây là một vài lời khuyên từ Generali về việc cải thiện lối sống và chế độ ăn uống cũng có tác động tích cực với sức khỏe của bạn!
Một số cách phòng ngừa đột quỵ hữu ích dành cho bạn khi cần
- View
- phút đọc
Cách phòng chống đột quỵ cho người có tiền sử và không có tiền sử mắc đột quỵ