về dạy con như ý

Cách dạy con tuổi dậy thì tâm lý và khéo léo cho cha mẹ

banner
  • View
  • phút đọc
Chia sẻ

Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, trẻ thường có nhu cầu được trò chuyện nhiều hơn và mong muốn xây dựng mối quan hệ với những người mà các em có thể tin tưởng.

Tuổi vị thành niên là giai đoạn dễ bị tổn thương bởi thanh thiếu niên sẽ phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn và phá vỡ nhiều giới hạn hơn. Tuy nhiên, những thiếu niên có mối quan hệ gắn bó với gia đình thường có ít hành vi nguy hiểm như lạm dụng chất gây nghiện hay phạm pháp hơn.

60% trẻ mới lớn thừa nhận họ chẳng bao giờ hoặc rất ít khi trò chuyện với ba mẹ. The bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Giám đốc Viện Tâm lý và Giao tiếp cho biết: Giao tiếp thành thật và tin tưởng là yếu tố cần thiết để cha mẹ đảm bảo mối quan hệ rộng mở và thân thiết với con cái khi con bước vào tuổi dậy thì.

Tham khảo bài viết sau của Generali để hiểu thêm về con cũng như cách hướng dẫn trẻ trong giai đoạn dậy thì với nhiều thay đổi, từ đó hỗ trợ trẻ hình thành tính cách và nhân cách bằng tình yêu thương và sự tử tế.

Còn nếu bạn đang nuôi con nhỏ? Hãy tìm hiểu bài viết sau để biết thêm về các phương pháp giáo dục phổ biến cho trẻ nhỏ: tại đây

Tuổi dậy thì đến cùng với những thay đổi lớn

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ trải qua những thay đổi trong não bộ, cơ thể và quan hệ xã hội. Dậy thì là một quá trình trưởng thành giới tính tự nhiên của cơ thể và thường bắt đầu khi vùng dưới đồi trong não của con bắt đầu sản xuất một loại hooc-môn gọi là hooc-môn giải phóng gonadotropin (GnRH). Tuổi dậy thì thường sẽ bắt đầu khi con được 8 đến 13 tuổi với bé gái và 9 đến 14 tuổi với bé trái.

Một vài biện pháp dạy con khi đến tuổi dậy thì

1. Dành thời gian giúp con hiểu những điều đang thay đổi

Các chuyên gia tại Raising Children Australia cho biết cách dễ dàng để bắt đầu cuộc trò chuyện về tuổi dậy thì, đó là sử dụng phương pháp ba bước sau đây:

Hỏi con bạn biết gì về chủ đề này? Bạn có thể hỏi một câu hỏi trung lập như, “Ở trường có nói về tuổi dậy thì và những thay đổi về cơ thể không con? Hay “họ đã dạy con những gì ở trường về dậy thì?”

Cung cấp cho con bạn những thông tin chính xác và sửa các hiểu lầm hoặc thông tin sai lệch. Ví dụ, nói với con rằng, "Những thay đổi này là bình thường và ai cũng trải qua. Tuy nhiên, các thay đổi có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn."

Trong cuộc trò chuyện, hãy cho con biết rằng bạn chấp nhận những điều đang diễn ra. Ví dụ, "Nếu con không biết cạo râu, đừng lo, ba và con có “thể cùng nhau cạo thử” hoặc "Nếu con muốn sử dụng băng vệ sinh, mẹ sẽ chỉ cách con mua và sử dụng chúng.” Hãy để con biết rằng việc trải qua những thay đổi đó là “chuyện nhỏ”.

2. Cha mẹ cần quan tâm giáo dục giới tính cho con

Người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thường nghĩ rằng giáo dục giới tính là một chủ đề nhạy cảm. Ít hơn 30% phụ huynh nói chuyện về tình dục với con cái của họ, và trong 1.000 trẻ mới sinh, có 44 trường hợp là từ các bà mẹ thuộc nhóm tuổi 15-19. Sự thật là nếu không được giáo dục giới tính đúng cách, thanh thiếu niên có nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn và không biết cách kiểm soát ham muốn tình dục trong giai đoạn dậy thì, khi nội tiết tố phát triển nhanh.

Theo UNESCO, giao dục giới tính tại Việt Nam cần nên có

  1. Tính dục
  2. Quyền con người
  3. Các mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau giữa gia đình và giữa các cá nhân
  4. Các giá trị bản thân và giá trị phổ quát
  5. Chuẩn mực văn hóa và xã hội
  6. Bình đẳng giới
  7. Không phân biệt đối xử
  8. Hành vi tình dục
  9. Bạo lực và bạo lực trên cơ sở giới
  10. Sự đồng thuận và bất khả xâm phạm về cơ thể,
  11. Xâm hại tình dục và các thông lệ tiêu cực khác như tảo hôn và cưỡng ép kết hôn và cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ.

Bố mẹ nên có tinh thần cởi mở và sẵn lòng thảo luận về tình dục và xu hướng tính dục. Đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm, họ cần sự hướng dẫn, tình yêu và quan tâm từ bố mẹ. Các chuyên gia đề xuất các cách dễ dàng sau để làm điều này:

  1. Đừng tự “đoán”. Hãy hỏi con bạn biết gì về chuyện tình dục bằng góc nhìn trung lập. Hãy hỏi bé những câu hỏi như: “Con có biết bao cao su dùng để làm gì không?", thay vì "Chắc chắn con biết bao cao su dùng để làm gì rồi phải không?"
  2. Thể hiện sự tin tưởng và sẵn sàng đề nghị giúp đỡ con. Ví dụ: nếu con bạn muốn đi ra ngoài và dành thời gian với bạn bè hoặc bạn trai/gái, thay vì nói “coi chừng đó, liệu hồn mà cư xử”, hãy nói với bẻ “Ba mẹ tin con sể tự chăm sóc bản thân, nhưng con luôn có thể gọi cho ba mẹ để nhờ giúp đỡ nhé”.
dạy con như ý

Cách dạy con thông minh cha mẹ Việt nên xem ngay

  • View
  • phút đọc

Generali xin giới thiệu một vài biện pháp khoa học giúp bạn xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho con.

3. Hãy chủ động và khuyến khích con thể hiện cảm xúc và ý kiến

Các thống kê cho lấy 3.6%rẻ trong độ tuổi 10 tới 14 và 4.6% trẻ trong độ tuổi 15-19 mắc chứng rối loạn lo âu và tự cô lập, ngừng giao tiếp với người khác, kể cả với cha mẹ. Để phòng tránh điều này, các chuyên gia tâm lý khuyên cha mẹ nên lắng nghe con cái nhiều hơn và khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình.

Các nhà khoa học Harvard tin rằng việc tạo ra cảm giác đồng cảm bắt đầu khi trẻ quan sát hành động và cảm nhận được tình thương từ cha mẹ. Bạn có thể bắt đầu với việc tổ chức các cuộc họp gia đình thường xuyên để cùng nhau trò chuyện và giải quyết các vấn đề, truyền tải nhất quán mong muốn con sẽ trở nên tốt bụng và vui vẻ, đồng thời đây cũng là cơ hội để lắng nghe và đưa ra các ý kiến khách quan khi con gặp mâu thuẫn với bạn bè.

Mỗi tuần, tổ chức một cuộc họp gia đình dù chỉ một lần để mọi người có thể chia sẻ những suy nghĩ hoặc trải nghiệm của mình vào thời điểm đó. Hãy dành từ 5-10 phút cho mỗi thành viên trong gia đình để nói mà không bị gián đoạn. Nếu thiếu thời gian, hãy để cho các bạn trẻ nói thêm. Sau khi họ đã kết thúc câu chuyện và hỏi tiếp "Tiếp theo là gì?" sẽ mới là lúc bạn nên tham gia và đưa ra quan điểm của mình. Mọi người đều có thể thảo luận cùng nhau để tìm giải pháp hoặc đưa ra ý kiến một cách tích cực về bất cứ điều gì.

4. Cha mẹ có thể viết thư cho con

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa cho biết thanh thiếu niên “thường khó nói chuyện với cha mẹ” và khuyến nghị cha mẹ nên viết thư để duy trì mối liên kết chặt chẽ với con trẻ, đồng thời ngăn ngừa trầm cảm ở trẻ em.

5. Không nên đánh giá và cô lập con nếu trẻ phạm lỗi

Những lý do phổ biến khiến trẻ khi mắc lỗi mà không tìm tới cha mẹ mà bí mật tìm kiếm sự trợ giúp của người khác là bởi con sợ phải đối mặt với phản ứng của cha mẹ khi biết chuyện. Trẻ lo lắng cha mẹ sẽ không hiểu, sẽ đánh giá hoặc thậm chí coi thường vấn đề con gặp phải.

Thể hiện thái độ khách quan mà không phê phán bằng cách luôn luôn hỏi những điều theo cách tích cực về cả nội dung và cách diễn đạt.

Ví dụ: thay vì nói "Mẹ nghĩ mấy đứa bạn của con đứa xấu tính, cấm con không được chơi với chúng nó để rồi hư", bạn nên nói "Con nghĩ sao về hành vi của bạn bè mình? Con có đồng ý với những gì họ đã làm không? Nếu con là họ, con sẽ làm gì?"

Hoặc thay vì nói "Con làm sai coi chừng sau này gánh hậu quả", bạn nên nói "Mỗi người đều chịu trách nhiệm về hành động của mình. Ai cũng thể mắc lỗi, tuy nhiên chúng ta có thể xem xét lại cùng nhau xem việc con đã làm có đáng khen ngợi không."

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc khen ngợi trẻ nhiều hơn sẽ giúp tăng mức độ tự tin và củng cố niềm tin cho trẻ rằng con có thể làm tốt hơn, do đó cha mẹ nên khen ngợi nhiều hơn là chỉ trích.

Luôn đồng hành cùng con để giúp con phát huy hết tiềm năng

Bằng cách cách giáo dục trẻ tuổi dậy thì và đưa con cái vào đại học, chúng ta giúp trẻ bước vào tuổi trưởng thành một cách thoải mái hơn với cơ hội tốt hơn. Để biết thêm các thông tin bổ ích về phương pháp dạy con khoa học cũng như cách bảo vệ con khỏi những hiểm hoạ của cuộc sống, bạn có thể tham khảo thêm tại website của Generali.

Chia sẻ bài viết trên

by Generali Viet Nam

Content Creator | Generali Vietnam

Bài viết liên quan

dạy con như ý

4 điều cha mẹ cần dạy trẻ về quản lý tài chính

  • View
  • phút đọc

Một đứa trẻ biết hiểu và trân trọng giá trị tiền bạc sẽ dễ có được nền tảng tài chính tốt trong tương lại. Cùng Generali tìm hiểu một số bí kíp thực hiện ngay bạn nhé!

dạy con như ý

Những ‘mẹo’ giúp cha mẹ dạy trẻ theo cung hoàng đạo

  • View
  • phút đọc

Mỗi cung hoàng đạo sẽ có những đặc điểm tính cách nhất định. Nếu biết đặc điểm tính cách của trẻ, bạn sẽ dễ dàng uống nắn trẻ một cách hiệu quả.

dạy con như ý

Tìm hiểu phương pháp quản lý tài chính gia đình mùa dịch để không bị hụt ngân sách

  • View
  • phút đọc

Dịch bệnh và giãn cách có thể khiến các khoản chi tiêu trong gia đình trở thành những mối lo lắng, căng thẳng. Đọc ngay bài viết này để có bí quyết quản lý tài chính gia đình trong mùa dịch!

Bài viết nổi bật

Nhiều người đọc