về dạy con như ý

Cách dạy bé tập nói theo cột mốc khoa học dành cho ba mẹ trẻ

banner
  • View
  • phút đọc
Chia sẻ

Một nghiên cứu gần đây của LENA – một tổ chức phi lợi nhuận – về kỹ năng nói và giao tiếp sớm ở trẻ đã chứng minh rằng nếu con càng được nói chuyện nhiều với người lớn trong 3 năm đầu đời, chỉ số IQ và khả năng giao tiếp của con trong tương lai sẽ càng cao. Tuy nhiên, thực tế là có một số trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tập nói do một số vấn đề về thể chất hoặc tinh thần.

Bác sỹ Thạc - Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay trong 10 trường hợp trẻ đến tư vấn tâm lý mỗi ngày tại Bệnh viện Nhi đồng 1 thì có khoảng 2-3 trẻ có tình trạng chậm nói, chủ yếu ở độ tuổi 2-3 tuổi.

Vậy cách dạy trẻ tập nói hiệu quả là như thế nào? Cùng Generali tìm hiểu về các cột mốc giao tiếp quan trọng ở trẻ nhỏ cũng như những biện pháp hữu hiệu trong việc dạy con tập nói qua bài viết sau.

Những cột mốc phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ nhỏ mà cha mẹ cần biết

Khi nào em bé bắt đầu nói chuyện? Khi nào em bé sẽ nói từ đầu tiên? Sau đây là những cột mốc giao tiếp của trẻ nhỏ mà cha mẹ cần biết:

Từ khi sinh ra tới khi được 5 tháng tuổi: Trẻ sẽ phát ra âm thanh khi được cha mẹ trò chuyện để thể hiện niềm vui hoặc tức giận thông qua những âm thanh khác nhau (như cười, khúc khích, khóc hoặc cáu kỉnh)

Từ 6 đến 11 tháng tuổi: Trẻ hiểu được từ “không”, có thể bập bẹ nói các từ không có nghĩa như “ba, ba, ba” hoặc “ma, ma, ma” hoặc “da, da, da”. Trẻ cũng có thể giao tiếp bằng cử chỉ hoặc khẩu âm, lặp lại âm thanh của cha mẹ. Một số trẻ nói được từ đầu tiên.

Từ 12 đến 17 tháng tuổi: Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản bằng cử chỉ hoặc hành động, nói được 2 đến 3 từ để gọi người hay đồ vật, cố gắng bắt chước các từ đơn giản và có vốn từ từ 4 đến 6 từ.

Từ 18 đến 23 tháng tuổi: Trẻ có vốn từ vựng lên tới 50 từ, nhưng thường không nói được rõ ràng. Trẻ có thể hỏi tên các loại thực phẩm phố biến, tạo ra các âm thanh như tiếng động vật, bắt đầu ghép từ và sử dụng đại từ. Trẻ cũng có thể nói những cụm từ đôi trong giai đoạn này.

Từ 2 đến 3 tuổi: Trẻ biết các đại từ như “con”, “bạn”, “cô”, biết các từ miêu tả sự vật như “to” hoặc “vui”, sử dụng được câu có 3 từ. Việc nói chuyện của con cũng trở nên chính xác hơn và có thể trả lời những câu hỏi đơn giản.

Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ rằng mỗi em bé có một tốc độ phát triển khác nhau nên cần cách dạy bé tập nói cũng khác nhau, một vài bé có thể nói sớm hơn và một số trẻ sẽ nói chậm hơn. Nghiên cứu của Unicef (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) cũng cho thấy việc trò chuyện tương tác giữa người lớn và trẻ nhỏ có liên quan mật thiết đến thành tích học tập của con, do đó, cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy con tập nói.

dạy con như ý

Cách dạy con thông minh cha mẹ Việt nên xem ngay

  • View
  • phút đọc

Generali xin giới thiệu một vài biện pháp khoa học giúp bạn xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho con.

Các biện pháp đơn giản và hiệu quả để dạy con tập nói

Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và sức khỏe cho trẻ em đã chỉ ra rằng việc cha mẹ trò chuyện nhiều với con trong 3 năm đầu đời sẽ giúp trẻ có được chỉ số IQ cao và kỹ năng nhận thức tốt khi trưởng thành. Sau đây là một số cách giúp cha mẹ dạy con tập nói:

  1. Cha mẹ nên thường xuyên tương tác với con. Bạn có thể chơi cùng con, sử dụng trí tưởng tượng của bản thân để chơi trò diễn kịch ngay cả khi con chưa hiểu. Đồng thời, hãy quỳ xuống để bạn và con có cùng một chiều cao, nhìn sâu vào mắt con và yêu cầu con làm điều tương tự.
  2. Bạn cũng nên đọc thơ, hát những bài hát hoặc đồng dao với âm điệu lặp đi lặp lại như một thói quen hàng ngày.
  3. Cho con lắng nghe và bắt chước các âm thanh có trong tự nhiên hoặc ở môi trường xung quanh như tiếng nước chảy vào bồn tắm, tiếng mèo kêu hay tiếng gió thổi qua kẽ lá.
  4. Khuyến khích trẻ nghe nhạc và âm thanh nhưng nên hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử. Cha mẹ có thể bật đài phát thanh để có tiếng nói chuyện và nhạc nền, điều này sẽ kích thích trẻ tốt hơn vì con sẽ tập trung vào âm thanh thay vì nhìn vào hình ảnh.
  5. Cha mẹ cũng có thể cho con tiếp xúc với các ngôn ngữ khác. Mặc dù trẻ có thể không hiểu, tuy nhiên các nghiên cứu đã cho thấy những em bé được tiếp xúc với nhiều hơn một ngôn ngữ sẽ phát triển các kỹ năng nhận thức, điều hành và cảm xúc xã hội tốt hơn.

Những dấu hiện cho thấy con có thể mắc chứng chậm nói

Chậm nói là khi trẻ nhỏ của bạn không đạt được bất kỳ cột mốc nào trong tiến trình phát triển nói tiếng như đã đề cập ở trên. Đây có thể là dấu hiệu của rối loạn chậm nói. Khi được 18 tháng tuổi, nếu con có biểu hiện chậm nói, bạn nên đưa con đi kiểm tra để được điều trị tương ứng.

Dấu hiệu chậm nói rõ ràng nhất là tới thời điểm 36 tháng, con vẫn không thể nói những từ đơn giản nhất (như ba ba, da da,…) và do đó con không chú ý đến những điều cha mẹ nói hoặc làm.

Hãy là một bậc cha mẹ chủ động

Não bộ của trẻ sơ sinh hình thành hơn 1 triệu kết nối thần kinh mới mỗi giây, vì vậy, một trong những điều quan trọng nhất để dạy con tập nói đó là cha mẹ nên nói chuyện với trẻ, ngay cả khi con chỉ có thể thủ thỉ, càu nhàu hoặc bập bẹ. Hãy trò chuyện với con nhiều hơn và luôn giữ tinh thần chủ động và duy trình cách dạy con tập nói hiệu quả, trẻ sẽ thoát khỏi chứng chậm nói trong một thời gian ngắn!

Chia sẻ bài viết trên

by Generali Viet Nam

Content Creator | Generali Vietnam

Bài viết liên quan

dạy con như ý

Top 6 Phương pháp giáo dục trẻ em thực tế và hiệu quả

  • View
  • phút đọc

Generali xin giới thiệu 6 phương pháp giáo dục phổ biến nhất cho trẻ nhỏ với hy vọng phần nào giúp được cha mẹ tìm được cách tiếp cận phù hợp với con

dạy con như ý

“Bí kíp” tạo môi trường vui vẻ cho con hoạt động trong không gian nhỏ

  • View
  • phút đọc

Trong giai đoạn giãn cách kéo dài hoặc khi trời mưa, các con không thể ra ngoài trời vui chơi. Làm sao để bé có thể vui vẻ sinh hoạt trong không gian? Bí kíp ngay trong bài viết này!

dạy con như ý

Sử dụng ti giả cho trẻ: Nên hay không nên?

  • View
  • phút đọc

Liệu em bé của bạn có thực sự cần mút ti giả không? Generali xin giải đáp một số “huyền thoại” xung quanh chiếc ti giả cho các ba, các mẹ nhé!

Bài viết nổi bật

Nhiều người đọc

dạy con như ý

5 bí quyết dạy trẻ yêu thể thao

  • View
  • phút đọc