- View
- phút đọc
Lối sống hiện đại đã làm tăng nguy cơ tiếp xúc với những thực phẩm và thói quen không lành mạnh ở trẻ. Cha mẹ ngày càng lo lắng bởi trẻ đang có xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử nhiều hơn và có thời gian biểu thất thường hơn dẫn đến các chế độ ăn kém lành mạnh và ít vận động.
Trẻ em Việt Nam đang phải tiếp xúc với một môi trường dễ gây béo phì, được vây quanh bởi vô số đồ ăn vặt và thực phẩm không lành mạnh cùng với lối sống ít vận động hơn. Từ năm 2014 đến 2019, doanh số bán đồ uống có ga tăng khoảng 39%, đồ ngọt tăng 34% và đố ăn vặt tăng 28%. Bên cạnh đó, 41% số trường phổ thông không có sân tập thể thao.
Tính đến năm 2020, Việt Nam có 19% trẻ bị thừa cân và 8.1% trẻ mắc béo phì. Thực trạng này hiện đang tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất cũng như sự tự tin của trẻ, góp phần làm tăng nguy cơ bị thừa cân khi đến tuổi trưởng thành. Trẻ cần được ăn những thực phẩm bổ dưỡng, tập thể dục và có giấc ngủ ngon. Generali xin giới thiệu một số biện pháp hỗ trợ cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con thông qua việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.
1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Cân nặng có thể là một vấn đề nhạy cảm và với tư cách phụ huynh, bạn cần giúp con duy trì một số cân khỏe mạnh thay vì khuyến khích con giảm cân sau này. Có một chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, mà còn cả sức khỏe tinh thần. Điều quan trọng là cân bằng giữa việc giữ gìn sức khỏe cho con, quan tâm đến việc ăn uống của con cũng như dạy con có một thái độ tốt với thức ăn, bởi đây là kỹ năng sẽ theo con tới suốt cuộc đời. Sau đây là một số những biện pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay.
Lưu ý về lượng ăn của trẻ
Ở Việt Nam cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, ta thường coi việc ăn hết phần ăn của mình là một hành vi tốt. Trẻ ăn càng nhiều thì cha mẹ càng vui mừng. Tuy nhiên, thói quan ăn uống lành mạnh luôn đi đối với lượng ăn phù hợp và khẩu vị của con ở các độ tuổi khác nhau. Bạn có thể tham khảo các nguồn thông tin trên mạng để tìm hiểu về khẩu phần ăn phù hợp với con.
Ngoài ra, bạn cũng đừng ép con ăn khi không đói và cho con ăn thêm các loại đồ ăn vặt lành mạnh khi con thèm ăn (bởi trẻ có thể đang trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc). Nếu trẻ bị thừa cân, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách hạn chế khẩu phần ăn của con. Hãy khuyến khích con ăn chậm và đảm bảo con uống nhiều nước vì đôi khi trẻ có thể nhầm lẫn giữa đói và khát.
Nấu ăn từ thực phẩm tươi sống
Bạn nên thường xuyên lựa chọn thực phẩm tươi sống cho bữa ăn. Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối và đường. Lượng đường dư thừa có thể khiến trẻ muốn ăn ngay lập tức, nhưng cũng khiến con nhanh cảm thấy đói khi lượng đường trong máu giảm xuống. Thay vào đó, hãy lựa chọn những thực phẩm lành mạnh với chỉ số đường huyết thấp và tiêu hóa chậm để con cảm thấy no lâu hơn. Bạn cũng có thể chế biến những phiên bản dinh dưỡng hơn cho những món ăn nhanh yêu thích của con. Ví dụ, bạn có thể làm món bánh mì với bánh mì làm từ lúa mì nguyên cám, và nhân có chứa nhiều loại rau xanh. Hoặc, bạn cũng có thể xay chuối với sữa để làm ra món sữa lắc không đường thơm ngon, tốt cho sức khỏe thay vì dùng các loại kem sữa hoặc trà sữa.
Thay thế các loại đồ uống có ga
Đồ uống có ga không tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Mỗi 250ml cola có 24 gram đường (tương đương với 6 thìa cà phê). Đây là lượng đường được khuyến nghị cho trẻ 10 tuổi. Bên cạnh đó, nước trái cây đóng chai cũng có chứa nhiều calo rỗng và hầu như không có chất dinh dưỡng hay chất xơ so với các loại trái cây tươi. Nếu trẻ thích các loại thức uống có ga hoặc nước trái cây đóng chai, bạn có thể thay thế bằng các loại nước có vị. Hãy thêm lá bạc hà, quả mọng hoặc cam, quýt vào nước để tạo hương vị thơm ngon. Ngoài ra, bạn cũng có thể xay nhuyễn trái cây để làm món sinh tố thơm ngon và giàu dinh dưỡng tại nhà.
Cùng nấu ăn với con
Hãy biến việc nấu ăn thành một hoạt động hấp dẫn mà cả nhà có thể cùng nhau thực hiện. Những loại bánh làm tại nhà luôn giàu dinh dưỡng hơn bánh làm sẵn. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể biến tấu với nhiều công thức khác nhau. Ví dụ, khi nướng bánh ngọt, hãy thay thế đường tinh luyện bằng đường thốt nốt hoặc quả chà là, sử dụng bột mì nguyên cám (atta) hoặc bột hạnh nhân thay cho bột mì đa dụng (maida), hoặc giảm lượng đường và chất béo sử dụng trong công thức. Ngoài ra, các công thức nấu ăn khoa học, lành mạnh, hấp dẫn với trẻ luôn sẵn có trên mạng internet.
Dạy con biết điều độ
Không nên cấm con ăn vặt bởi điều này chỉ làm con thèm ăn hơn, thay vào đó, cha mẹ có thể đặt ra những ngày ăn vặt. Bạn cũng có thể tận dụng những ngày này để dạy con về những món ăn vặt tự làm đơn giản mà giàu dinh dưỡng. Ví dụ, hãy cùng con nướng một số loại bánh như bánh chuối hoặc bánh cà rốt vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng.
Đảm bảo con được no lâu hơn
Đồ ăn vặt đóng vái trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chắc hẳn không bậc phụ huynh nào muốn tạo cho con thói quen ăn vặt thường xuyên, nhất là với đồ ngọt hoặc chứa nhiều chất béo. Do đó, cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng về những bữa ăn và món ăn vặt mà con có thể ăn để cảm thấy no lâu hơn. Yến mạch, trứng, bơ hạt và ngũ cốc nguyên cám là những lựa chọn tuyệt vời để con vừa no bụng, vừa có đủ các dưỡng chất lành mạnh.
Cách dạy con tự lập của người Nhật cho cha mẹ trẻ hiện đại
- View
- phút đọc
Người Nhật có cách riêng để dạy con tự lập và có trách nhiệm. Cùng Generali tìm hiểu về cách dạy con của người Nhật qua bài viết sau
2. Tập thể dục
Luyện tập thể thao thường xuyên là một trong những biện pháp tối ưu giúp trẻ giảm cân, cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ. Các nghiên cứu đã cho thấy việc tập thể dục có thể cải thiện cảm xúc, góp phần giảm cảm giác lo âu.
Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử
Ngày nay, trẻ thường dành khá nhiều thời gian để sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng. Điều này đồng nghĩa với việc con đang trở nên lười vận động hơn. Cha mẹ có thể đưa ra các giới hạn về thời gian sử dụng điện thoại cũng như khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời.
Biến việc tập luyện thành một hoạt động hấp dẫn
Cả nhà hãy cùng nhau tập luyện thật vui vẻ. Gia đình bạn có thể cùng thực hiện các hoạt động như đi bộ, đạp xe hoặc dã ngoại ngoài trời. Con sẽ cảm thấy việc tập luyện trở nên thú vị hơn khi có cơ hội được trò chuyện, cạnh tranh và gắn kết với những người con yêu quí.
Xây dựng thói quen luyện tập
Bạn nên dạy con về việc hành động có mục đích. Bất cứ khi nào có thể, hãy đi bộ thay vì sử dụng các phương tiện đi lại. Cha mẹ nên khuyến khích con đi bộ đến trường, đến lớp học thêm hay siêu thị. Điều này sẽ giúp bổ sung thêm các hoạt động thể chất vào thói quen hàng ngày của con một cách tự nhiên.
3. Các thói quen
Việc thiết lập một lối sống tốt, nhất là trong những ngày đi học, thực sự có hiệu quả trong việc củng cố các thói quen lành mạnh cho con. Một lối sống điều độ cũng giúp con cảm thấy bình tĩnh hơn, tự chủ và an toàn trong môi trường sống quen thuộc với con. Dưới đây là một số biện pháp cho cha mẹ tham khảo.
Chuẩn bị bữa sáng đầy đủ
Một bữa sáng đầy đủ, giàu dinh dưỡng sẽ cung cấp cho con nguồn năng lượng dồi dào để bắt đầu một ngày mới. Hãy đổi các loại ngũ cốc bán sẵn sang các món ăn lành mạnh hơn như cháo ragu hoặc yến mạch, sữa chua với trái cây và các loại hạt, trứng hoặc bánh mì nướng.
Làm bữa trưa cho con mang theo
Đồ ăn ở căn tin trong trường không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Cha mẹ nên cố gắng chuẩn bị cơm trưa để con mang đi học. Bạn có thể làm các món đơn giản như súp, bánh mì nguyên cám kẹp rau củ hoặc các loại salad sắc màu từ những thực phẩm con yêu thích như hạt, bánh mì nướng hoặc phô mai.
Tránh ăn tối quá trễ
Không nên ăn quá no trước khi ngủ bởi điều này có thể gây chứng khó tiêu và gián đoạn giấc ngủ. Tốt nhất là bạn nên cho con ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ.
Đảm bảo con ngủ đủ giờ
Để duy trì một cơ thể và tinh thần khỏe mạnh, bạn cần một giấc ngủ ngon. Trẻ từ 6 đến 13 tuổi cần khoảng 9 đến 11 giờ ngủ đêm. Cha mẹ nên tập cho con thói quen ngủ đều đặn và đúng giờ. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách cho con thư giãn trước giờ ngủ. Hãy tắt các thiết bị điện tử, cho con đi tắm và đọc sách để giúp con bình tĩnh lại.
Duy trì bữa cơm gia đình
Bữa cơm gia đình không chỉ là một trải nghiệm thú vị, mà đây còn là cơ hội tốt để cha mẹ dạy con về tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh. Đây cũng là thời điểm giúp các thành viên gắn kết với nhau, củng cố tình yêu thương và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Hãy cố gắng duy trì bữa cơm gia đình thường xuyên.
4. Hãy là tấm gương cho con noi theo
Cuối cùng, cha mẹ nên nhớ mình chính là tấm gương để con noi theo. Trẻ học theo các hành động của người lớn, do đó, bạn cần cởi mở trò chuyện cùng con về các giá trị của chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cho con thấy thế nào là một bữa ăn giàu dinh dưỡng cũng như một lối sống khoa học. Đừng biến thức ăn thành những chủ đề cấm kỵ. Hãy dạy con rằng thực phẩm là để tận hưởng và để hỗ trợ cho tinh thần, thể chất của con khỏe mạnh hơn.
by Generali Viet Nam
Bài viết liên quan
Những ‘mẹo’ giúp cha mẹ dạy trẻ theo cung hoàng đạo
- View
- phút đọc
Mỗi cung hoàng đạo sẽ có những đặc điểm tính cách nhất định. Nếu biết đặc điểm tính cách của trẻ, bạn sẽ dễ dàng uống nắn trẻ một cách hiệu quả.
4 hoạt động gia đình thú vị cho ngày Trái Đất
- View
- phút đọc
Ngày Trái Đất (20/04 hàng năm) là dịp lý tưởng để chúng ta truyền cho các trẻ nhỏ xung quanh mình tình yêu thiên nhiên, cũng như kiến thức về cách bảo vệ môi trường
4 điều cha mẹ cần dạy trẻ về quản lý tài chính
- View
- phút đọc
Một đứa trẻ biết hiểu và trân trọng giá trị tiền bạc sẽ dễ có được nền tảng tài chính tốt trong tương lại. Cùng Generali tìm hiểu một số bí kíp thực hiện ngay bạn nhé!